Kề hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ. Độ tuổi 3-4 tuổi. Năm học 2024-2025
- Thứ ba - 03/09/2024 21:06
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Phụ lục 1
KHUNG KẾ HOẠCH THỜI GIAN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
NĂM HỌC 2024- 2025
Mẫu giáo 3 - 4 tuổi(Thời gian thực hiện 35 tuần)
(Kèm theo kế hoạch số /KHGD-TrMN kế hoạch giáo dục năm học ngày / /2024
Phụ lục 2
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ
ĐỘ TUỔI : TRẺ 3 – 4 TUỔI. NĂM HỌC 2024 - 2025
(Kèm theo kế hoạch số 193 /KHGD-TrMN kế hoạch giáo dục năm học ngày 10/09/2024)
I. KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC VỆ SINH, DINH DƯỠNG
II. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TRẺ
KHUNG KẾ HOẠCH THỜI GIAN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
NĂM HỌC 2024- 2025
Mẫu giáo 3 - 4 tuổi(Thời gian thực hiện 35 tuần)
(Kèm theo kế hoạch số /KHGD-TrMN kế hoạch giáo dục năm học ngày / /2024
TT | Chủ đề | Chủ đề nhánh | Tuần | Thời gian |
1 | Trường Mầm non – Bé vui trung thu(3 tuần | - Lớp Mẫu giáo của bé | 1 | 9/9 -13/9/2024 |
- Bé vui đón tết trung thu | 2 | 16/9 -20/9/2024 | ||
- Trường mầm non thân yêu | 3 | 23/9 -27/9/2024 | ||
2 | Bản thân- Ngày 20/10 (3 tuần) |
- Bé tự giới thiệu về mình | 4 | 3/10 - 4/10/2024 |
- Cơ thể bé và bạn | 5 | 7/10 -11/10/2024 | ||
- Bé cần gì để lớn lên và mạnh khỏe | 6 | 14/10 -18/10/2024 | ||
3 |
Gia đình bé- Vui ngày hội cô giáo (5 tuần) |
- Gia đình bé | 7 | 21/10 -25/10/2024 |
- Ngôi nhà bé ở | 8 | 28/10 -1/11/2024 | ||
- Đồ dùng trong gia đình bé | 9 | 4/11 -8/11/2024 | ||
- Vui hội cô giáo | 10 | 11/11 -15/11/2024 | ||
- Nhu cầu của gia đình | 11 | 18/11 -22/11/2024 | ||
4 | Nghành nghề- Ngày TLQĐNDVN (4 tuần) |
- Nghề trồng trọt | 12 | 25/11 -29/11/2024 |
- Nghề xây dựng | 13 | 2/12 -6/12/2024 | ||
- Nghề bác sỹ. | 14 | 9/12 -13/12/2024 | ||
- Ngày tết của các chú bộ đội | 15 | 16/12 -20/12/2024 | ||
5 | Những con vật đáng yêu (4 tuần) | - Động vật nuôi trong gia đình | 16 | 23/12 -27/12/2024 |
- Động vật sống dưới nước | 17 | 30/12 -3/1 /2025 | ||
- Động vật sống trong rừng | 18 | 6/1 -10/1 /2025 | ||
- 1 số loài chim | 19 | 13/1 -17/1 /2025 | ||
6 | Thế giới thực vật- Tết và mùa xuân- Ngày 8/3(6 tuần) |
- Bé vui đón tết | 20 | 20/1 -24/1 /2025 |
- Mùa xuân và những cây xanh | 21 | 3/2-7/2/2025 | ||
- Một số loại rau- củ | 22 | 10/2 - 14/2 /2025 | ||
- Những bông hoa đẹp | 23 | 17/2 -21/2 /2025 | ||
- Một số loại quả | 24 | 24/2 -28/2 /2025 | ||
- Ngày 8/3 | 25 | 3/3- 7/3/2025 | ||
7 | PT và quy định PTGT (3 tuần) | - PT và QĐGT đường bộ, đường sắt | 26 | 10/3 - 14/3 /2025 |
- PT và QĐGT đường thủy | 27 | 17/3-21 /3/2025 | ||
- PT và QĐGTđường không | 28 | 24/3 - 28/3 /2025 | ||
8 |
Nước và các HT TN (3 tuần) |
- Sự kỳ diệu của nước | 29 | 31/3- 4/4/2025 |
- Một số hiện tượng tự nhiên. | 30 | 7/4-11/4/2025 | ||
- Sự kỳ diệu của đá, cát, sỏi | 31 | 14/4-18/4/2025 | ||
9 | Quê hương yêu dấu- Bác Hồ của em (4 tuần) |
- Diễn Tân quê hương em | 32 | 21/4-25/4/2025 |
- Diễn Châu mến yêu | 33 | 28/4-2/5/2025 | ||
- Du lịch Nghệ An | 34 | 5/5-9/5/2025 | ||
- Bác Hồ kính yêu và mừng SN Bác | 35 | 12/5- 16/5/2025 |
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ
ĐỘ TUỔI : TRẺ 3 – 4 TUỔI. NĂM HỌC 2024 - 2025
(Kèm theo kế hoạch số 193 /KHGD-TrMN kế hoạch giáo dục năm học ngày 10/09/2024)
I. KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC VỆ SINH, DINH DƯỠNG
I. Nuôi dưỡng: 1. Ăn uống: - Hướng dẫn trẻ rửa tay trước khi ăn. - Hướng dẫn trẻ kê bàn ghế cho 4 - 6 trẻ ngồi 1 bàn, có lối đi dễ dàng. - Chuẩn bị khăn mặt, bát thìa, cốc uống nước đủ cho số lượng trẻ. - Trước khi chia thức ăn cô cần rửa tay sạch bằng xà phòng, nước sát khuẩn, quần áo, đầu tóc gọn gàng. ô chia cơm ra từng bát, trộn đều cho trẻ ăn ngay khi thức ăn còn nóng, không để trẻ ngồi đợi lâu. - Trong khi ăn cần tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho trẻ trong khi ăn, nói năng dịu dàng, động viên, khuyến khích trẻ ăn hết khẩu phần. - Cô cần quan tâm đối với những trẻ mới đến lớp, trẻ yếu hoặc trẻ mới ốm dậy.Nếu thấy trẻ ăn kém cô cần tìm hiểu nguyên nhân báo cho nhà bếp hoặc y tế hay cha mẹ trẻ biết để chủ động chăm sóc trẻ tốt hơn. Đối với trẻ xúc xơm chưa thạo, ăn chậm hoặc biếng ăn, cô có thể giúp trẻ xúc và động viên trẻ ăn nhanh hơn. - Trong khi ăn cần chú ý đề phòng tránh hóc, sặc ở trẻ. - Sau khi ăn hướng dẫn trẻ xếp bát, thìa vào nơi qui định, uống nước, lau miệng, lau tay sau khi ăn, đi vệ sinh ( nếu trẻ có nhu cầu). - Có 1 số hành vi văn minh trong ăn uống (Không nói chuyện khi ăn, không bốc thức ăn, hắt hơi biết che mịêng..) |
- 100% biết rửa tay sạch sẽ trước khi ăn - Trẻ thực hiện được các yêu cầu dưới sự hướng dẫn của cô. - Cô chuẩn bị đầy đủ số lượng đồ dùng cho trẻ. - Cô luôn thực hiện đúng yêu cầu vệ sinh cá nhân để đảm bảo VSATTP. - Cô tạo không khí thoải mái và khuyến khích trẻ ăn hết suất, không được dọa, nạt trẻ trong khi ăn. - Xếp những trẻ yếu, ăn chậm và suy dinh dưỡng riêng 1 bàn để tiện chăm sóc. Thường xuyên thông tin kịp thời với phụ huynh về tình trạng trẻ biếng ăn để có biện pháp chăm sóc. - Quan sát để kịp thời phát hiện trẻ hóc sặc. - Thường xuyên nhắc nhở và rèn nề nếp sắp xếp bát, thìa gọn gàng đúng nơi qui định sau khi ăn xong - 85 - 90% trẻ có nề nếp và một số hành vi văn minh trong ăn, uống. |
2. Tổ chức giấc ngủ: * Chuẩn bị trước khi trẻ ngủ: - Trước khi trẻ ngủ, nhắc nhở trẻ đi vệ sinh, hướng dẫn trẻ lấy chăn, gối... - Bố trí chỗ ngủ sạch sẽ, yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Phòng ngủ nêngiảm ánh sáng bằng cách đóng bớt một số cử sổ hoặc tắt đèn - Cho trẻ nghe những bài hát ru, dân ca êm dịu để trẻ dễ đi vào giấc ngủ, với những trẻ khó ngủ cô nên vỗ về giúp trẻ dễ ngủ hơn. * Theo giỏi trẻ ngủ: - Khi trẻ ngủ cô phải thường xuyên canh trẻ, theo giỏi từng trẻ. - Trong khi trẻ ngủ giáo viên trực để quan sát, phát hiện và xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra. - Về mùa hè, nếu dùng quạt điện chú ý vặn tốc độ vừa phải và để xa từ phí chân trẻ, không để quạt thốc vào giữa mặt trẻ. - Khi trẻ ngủ không mặc quá nhiều quần áo nhưng đảm bảo cho trẻ đủ ấm về mùa đông. - Nếu thời gian đầu trẻ chưa quen với giấc ngủ trưa, cô không ép trẻ ngủ ngay như các trẻ khác mà dần dần cho trẻ làm quen, có thể cho trẻ ngủ muộn hơn các bạn khác hoặc nằm im tại chỗ, không nhất thiết phải vào giấc ngủ ngay. * Chăm sóc sau khi trẻ thức dậy: - Sau khi ngủ dậy, trẻ nào thức giấc trước cô cho dậy trước, tránh đánh thức cùng một lúc ảnh hưởng đến trẻ khác và sinh hoạt của lớp. Không nên đánh thức trẻ dậy sớm trước khi trẻ tự thức giấc vì dễ làm cho trẻ cáu kỉnh, mệt mỏi. - Hướng dẫn trẻ tự làm một số việc vừa sức như: cất gối, xếp chăn, chiếu. Có thể chuyển dần sang một hoạt động khác bằng cách âu yếm, trò chuyện với trẻ, cho trẻ hát một bài hát... nhắc trẻ đi vệ sinh. Sau khi trẻ tỉnh táo cho trẻ ăn quà chiều. |
- Cô tập cho trẻ có thói quen tự phục vụ. - Cô thực hiện đúng các nội dung để đảm bảo giấc ngủ cho trẻ. - Cô thức để bao quát và kịp thời xử lý các tình huống có thể xayd ra trong quá trình trẻ ngủ. - Luôn chú ý điều chỉnh quạt và đắp lại chăn cho trẻ. - Sưu tầm một số làn điệu dân ca, các bài hát ru ghi băng để mở vào giờ trẻ ngủ giúp trẻ ngủ ngon giấc. - Nếu trẻ mặc nhiều quần áo, trước khi trẻ ngủ cô nên cởi bớt cho trẻ. - Không nên ép trẻ ngủ khi trẻ chưa quen mà cô nên tạo tâm lý an toàn để đưa trẻ vào giấc ngủ tự nhiên. - Cô chú ý để cho những trẻ dậy trước nhẹ nhàng không làm các bạn khác thức giấc. - Sau khi trẻ dậy cô hướng dẫn trẻ cất gối , chăn và xếp chiếu gọn gàng. - 100% nhóm lớp có đủ quạt về mùa hè, phòng ngủ thoáng mát, không có ánh sáng dọi vào |
II: Vệ sinh: 1. Vệ sinh cá nhân trẻ: - Cô giáo chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho trẻ vệ sinh như: nước sạch, xà phòng, nước sát khuẩn,khăn sạch để lau tay, khăn để lau mặt, giấy vệ sinh... - Hướng dẫn trẻ tự lau mặt sạch sẽ trước và sau khi ăn, khi mặt bị bẩn theo đúng qui trình. Mùa lạnh cần chuẩn bị khăn ấm cho trẻ lau. - Hướng dẫn trẻ rửa tay và lau khô tay theo đúng trình tự, đảm bảo vệ sinh. Với những trẻ mới đến lớp cô nên hướng dẫn tỉ mỉ từng thao tác rửa tay và tập cho trẻ làm quen dần với việc tự phục vụ. - Tập cho trẻ có thói quen uống nước và súc miệng sau khi ăn. - Vệ sinh răng miệng cho trẻ: - Hướng dẫn trẻ súc miệng nước muối. Tuyên truyền với phụ huynh không nên cho trẻ ăn quà vặt nhất là kẹo, bánh ngọt. - Khám răng định kỳ để phát hiện sớm sâu răng và chữa trị kịp thời. - Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh đúng nơi qui định. Dạy trẻ cách giữ vệ sinh cho bản thân, giữ nhà vệ sinh sạch sẽ, nhắc trẻ dội nước, rửa tay sau khi đi vệ sinh. - Vệ sinh đúng nơi quy địnhvà biết giữ gìn vệ sinh cá nhân - VS quầnáodàydép: - Không để trẻ mặc quần áo ẩm ướt. Khi trẻ bị nôn hoặc đi đại, tiểu tiện ra quần áo hoặc mồ hôi ra nhiều cần thay ngay cho trẻ. Cởi bớt quần áo khi trời nóng hoặc mặc thêm áo khi trời lạnh. - Nhắc nhở phụ huynh đưa đủ tất, quần áo dự trữ để thay cho trẻ khi cần thiết. Cho trẻ mặc quần áo bằng những loại vải mềm, thấm mồ hôi. Nên dùng loại dày, dép vừa chân, mềm, mỏng, nhẹ, có quai sau và dễ cởi tháo. Cất dép riêng cho trẻ đi trong lớp sạch sẽ. 2. Vệ sinh cá nhân cô * Vệ sinh quần áo và đồ dùng cá nhân - Quần áo luôn gọn gàng, sạch sẽ. phải thường xuyên mặc quần, áo công tác trong quá trình chăm sóc trẻ. Không mặc quần áo công tác ra đường hoặc về nhà. - Giữ gìn thân thể sạch sẽ, đầu tóc luôn gọn gàng, móng tay cắt ngắn. - Đảm bảo đôi bàn tay phải sạch sẽ khi chăm sóc trẻ: Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi cho trẻ ăn hoặc tiếp xúc với thức ăn, sau khi đi vệ sinh, làm vệ sinh cho trẻ, quét rác hoặc lau nhà. Đeo khẩu trang khi chia thức ăn, khi ho, sổ mũi, viêm họng. - Để đồ dùng cá nhân của trẻ riêng biệt, không sử dụng đồ dùng cá nhân của trẻ. - Luôn giữ sạch sẽ, VS răng miệng khi chăm sóc trẻ. - Không sử dụng chung đồ dùng của trẻ - Khám sức khỏe định kỳ hàng năm. 3. Vệ sinh môi trường: 3.1. Vệ sinh đồ dùng đồ chơi: - Bát, thìa, ca, cốc phục vụ ăn, uống cho trẻ cần theo qui định: Mỗi trẻ có ca, cốc, bát, thìa, khăn mặt riêng, đảm bảo sạch sẽ, hợp vệ sinh, an toàn. hằng ngày giặt khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, sau đó phơi nắng hoặc sấy khô. Hằng tuần, hấp hoặc luộc khăn 1 lần. - Bình, thùng đựng nước phải có nắp đậy, được vệ sinh hàng ngày, để nơi sạch sẽ, tránh bụi bẩn. Nước không uống hết sau một ngày phải đổ đi. Tuyệt đối không cho trẻ thò tay hoặc uống trực tiếp vào bình đựng nước. - Bàn ghế, đồ dùng trong lớp thường xuyên lau sạch sẽ tránh để bụi bẩn. - Đồ dùng vệ sinh ( xô, chậu...) dùng xong đánh rửa sạch sẽ, úp gọn gàng nơi khô ráo. - Đồ chơi phải đảm bảo sạch sẽ, an toàn khi cho trẻ chơi. Hàng tuần vệ sinh đồ chơi ít nhất 1 lần. 3.2. Vệ sinh phòng nhóm: - Hàng ngày trước khi trẻ đến lớp, cô mở tất cả cửa sổ và cửa ra vào để phòng được thông thoáng. - Mở cửa phòng ngủ để thông thoáng phòng trước khi cho trẻ ngủ. - Sân chơi cho trẻ phải sạch sẽ, an toàn, VS ít nhất 1 tuần 1 lần. - Mối ngày quét nhà và lau nhà ít nhất 3 lần ( trước giờ đón trẻ, sau 2 bữa ăn). - Nếu có trẻ đái dầm khi ngủ, sau khi trẻ ngủ dậy cần làm vệ sinh ngay. - Không đi guốc, dép bẩn vào phòng trẻ. Mỗi tuần tổng vệ sinh toàn bộ phòng trẻ: Lau cửa sổ, quét mạng nhện, lau bóng đèn, cọ rửa nền nhà, phơi chăn, chiếu, gối. - Sân trường các khu vực xung quanh lớp học phải giữ vệ sinh sạch sẽ. - Tạo môi trường, cây xanh, bóng mát trong sân trường, xử lý rác thải, nước thải. - Cùng với các bộ phận khác làm vệ sinh quét dọn sân vườn, vệ sinh cống rãnh... - Đảm bảo nhà vệ sinh luôn sạch sẽ, lau chùi thường xuyên sau khi trẻ vệ sinh xong cần phải kiểm tra ngay, nhà vệ sinh thoáng, đủ ánh sáng, không hôi khai, an toàn, thuận tiện và thoải mái khi trẻ sử dụng. Tránh để ứ đọng nước bẩn, nước tiểu trong nhà vệ sinh. - Hàng ngày tổng vệ sinh trước khi ra về. Hàng tuần tổng vệ sinh toàn bộ nhà vệ sinh và khu xung quanh. |
- 100% trẻ có đồ dùng cá nhânđầy đủ, riêng biệt, có ký hiệu riêng - 80-85 % trẻ thực hiện tốt các thao tác vệ sinh và các qui định về vệ sinh cá nhân. - Thường nhắc nhở để trẻ thực hiện đúng để rèn thói quen tốt cho trẻ. - 90- 95 % trẻ nắm được và thực hiện đúng các thao tác rửa tay. - 100% trẻ biết súc miệng bằng nước muối sau khi ăn - Thường nhắc nhở để trẻ thực hiện đúng để rèn thói quen tốt cho trẻ. - Thường xuyên nhắc nhở để trẻ biết giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường. - Giáo viên thay quần áo cho trẻ khi bị ướt tránh để lâu trẻ dễ bị cảm lạnh. Cởi bớt hoặc mặc thêm áo quần cho trẻ khi cần. - Đối với những trẻ đi tiểu tiện ra quần giáo viên nhắc phụ huynh đưa thêm quàn áo dự trữ để kịp thời thay cho trẻ. - Nhà trường quy định cho giáo mặc đồ đồng phục và kiểm tra thường xuyên ai không mặc đồng phục đúng quy định sẽ xếp vào thi đua hàng tháng. - Giáo viên và những người chăm sóc trẻ là tấm gương về giữ vệ sinh và chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh để trẻ học tập và làm theo, không làm lây bệnh tật sang trẻ và cộng đồng. - 100 % trẻ có ca, cốc, bàn chải đánh răng có kí hiệu riêng của trẻ để trẻ nhận. - Không sử dụng chung đồ dùng. - 100% giáo viên thực hiện tốt chuyên đề BVMT trong trường mầm non. - Nhà trường kiểm tra việc chăm sóc vệ sinh hàng ngày, kế hoạch tuần của các nhóm lớp. - 100% CBGV được khám sức khỏe định kì. - Nhà trường tổ chức khám sức khỏe cho trẻ 2 lần/ năm và tiêm phòng vắc xin cho trẻ đầy đủ. -100% các nhóm lớp thông thoáng phòng học, vệ sinh sạch sẽ - Giáo viên phải có ý thức vệ sinh phòng nhóm sạch sẽ, thông thoáng theo qui định: Mở cửa, không đi dép bẩn vào phòng, trẻ đái dầm phải vệ sinh ngay, giữ nhà vệ sinh khô ráo và không có mùi hôi khai, quét mạng nhện, phơi chăn, gối, chiếu thường xuyên. Luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh chung và giáo dục trẻ biết giứ vệ sinh môi trường sạch sẽ. - Giáo viên và người chăm sóc trẻ phải thực hiện đúng các yêu cầu về vệ sinh cho trẻ theo lịch tuần. - Thường xuyên vệ sinh thùng đựng nước uống của trẻ. - Lau chùi bàn ghế khi bẩn và sắp xếp gọn gàng. - Cuối tuấn rửa đồ chơi và ngâm dung dịch khử khẩn cloraminb đảm bảo sạch sẽ an toàn |
III: Chăm sóc sức khoẻ: 1. Sức khỏe - Theo dõi và đấnh giá sự phát triển thể lực cho trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng 3 lần/năm. - Khám sức khoẻ cho trẻ 2 lần/ năm. 2. Phòng bệnh: 2.1. Tiêm chủng, phòng dịch: - Nhắc nhở và tuyên truyền cho phụ huynh tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo hướng dẫn của y tế địa phương. - Theo dõi chặt ché tình trạng sức khỏe của trẻ sau tiêm chủng. - Báo cáo với y tế địa phương những trường hợp bất thường để xử lý kịp thời. - Nếu trong lớp có một số trẻ mắc cùng một loại bệnh, giáo viên báo cho nhà trường để mời y tế đến khám, tìm nguyên nhân, có biện pháp xử lý kịp thời để tránh lây lan. - Thực hiện phòng chống các bệnh dịch theo mùa - Giáo viên nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống các bệnh dịch theo mùa theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo các cấp. - 2.2. Phát hiện sớm và chăm sóc trẻ ốm: - Khi đón trẻ và chăm sóc trẻ trong cả ngày, nếu thấy trẻ có gì khác thường phải theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ cẩn thận để xử lý kịp thời. - Nếu trẻ sốt cao đặt trẻ nằm nơi yên tĩnh, cho trẻ uống nước quả, nước chè đường. Cởi bớt quần áo, lau mình cho trẻ bằng nước ấm. Nếu trẻ toát mồ hôi cần thay ngay quần áo và lau khô da, không nên chườm lạnh cho trẻ, cho trẻ thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn để đề phòng co giật và báo ngay cho cha mẹ trể hoặc đưa đến cơ sở y tế. - Nếu trẻ nôn đặt trẻ nằm nghiêng hoặc ngồi dạy đề phòng trẻ hít phải chất nôn gây ngạt. Lau sạch chất nôn trên người trẻ, thay quần áo cho trẻ nếu cần.Thu dọn chất nôn và quan sát để báo với cha mẹ trẻ và cơ sở y tế. |
- 100% trẻ được cân đo tính biểu đồ tăng trưởng. - 100% trẻ được khám sức khoẻ định kỳ - 100% trẻ được tiêm phòng đầy đủ. - Giáo viên phát hiện kịp thời để báo cáo với nhà trường khi có dịch bệnh xẩy ra tránh lây lan trong nhà trường. - Nhà trường có phòng y tế, có các loại dụng cụ, thuốc men để phòng khi trẻ ốm.. - Đảm bảo các biện pháp phòng chống các dịch bệnh theo mùa, không để dịch bệnh lây lan trong nhà trường và cộng đồng. - Khi chăm sóc trẻ ốm giáo viên cần có thái độ ân cần, dịu dàng, không làm trẻ sợ hãi, tránh để trẻ bị lạnh. |
IV: An toàn: - Tạo môi trường an toàn cho trẻ khi đến trường. - Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nước uống và nước sinh hoạt dùng cho trẻ đảm bảo vệ sinh. - Giáo viên và những người chăm sóc trẻ dành thời gian tiếp xúc vui vẻ với trẻ, tạo không khí thân mật như ở gia đình, tạo cảm giác yên ổn cho trẻ khi ở trường mầm non để trẻ tin tưởng rằng cô yêu trẻ. Tránh gò ép, dọa nạt, phê phán trẻ. Đặc biệt quan tâm chăm sóc các trẻ mới đến lớp và trẻ có nhu cầu đặc biệt. - Không để xảy ra tai nạn và thất lạc trẻ. - Có hàng rào bảo vệ khu vực trường. - Bảo đảm đủ ánh sáng cho lớp học. - Tạo không gian cho trẻ hoạt động trong lớp, sắp xếp hợp lý. - Đảm bảo đồ dùng đồ chơi sạch sẽ. Không cho trẻ chơi đồ dùng đồ chơi nguy hiểm - Nhà vệ sinh phù hợp lứa tuổi tránh để sàn nhà dễ gây trơn tuột. - Không cho trẻ tiếp xúc với ngưòi lạ mặt hoặc nhận quà từ người lạ. - Giáo viên có ý kiến kịp thời về những vấn đề về CSVC chưa đảm bảo an toàn để có biện pháp sửa chữa. |
- 100% trẻ được đảm bảo an toàn khi đến trường MN - Thường xuyên quan tâm , gần gũi đến trẻ từ vui chơi học hành đến chế độ ăn ngủ - Cô luôn quan sát và bao quát trẻ để tránh xảy ra tai nạn - Không chọn những đồ dùng đồ chơi nguy hiểm cho trẻ chơi. - Theo dõi và phát hiện kịp thời những kẻ lạ mặt để báo với cơ quan có thẩm quyền nhằm bảo vệ an toàn cho trẻ. - Tạo điều kiện cho trẻ tham gia hoạt động cùng với các bạn - Khi tổ chức bưa ăn cho trẻ tại lớp nên bố trí một chỗ nhất định cho trẻ khiếm thị để giáo viên có thể bao quát, giúp đỡ trẻ. - Đồ dùng, các món ăn cần được sắp xếp một cách thống nhất. - Sắp xếp trẻ ngồi ở vị trí thuận tiện để giáo viên và các bạn có thể hỗ trợ cho trẻ |
V. Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng - Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống dưới 3% nhẹ cân thể thấp còi 4%. |
- Có chế độ chăm sóc trẻ thấp còi nhẹ cân. - Kiểm tra sức khỏe cân nặng của trẻ hàng tháng |
Mục tiêu | Nội dung |
I. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT | |
Phát triển vận động MT1: Thực hiện đủ các động tác trong bài tập thể dục theo hướng dẫn |
- Hô hấp: hít vào, thở ra - Tay: + Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên + Co và duỗi tay, bắt chéo 2 tay trước ngực - Lưng, bụng lườn: + Cúi về phía trước + Quay sang trái, sang phải + nghiêng người sang trái, sang phải - Chân: + Bước lên phía trước, bước sang ngang, ngồi xổm, đứng lên, bật tại chỗ |
MT2: Giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động: Bước | + Bước lên phía trước, bước sang ngang, ngồi xổm, đứng lên, bật tại chỗ, co duỗi chân + Bước lên xuống bục cao 30 cm |
MT3. Trẻ gữi được thăng bằng cơ thể khi vận động : Đi | + Đi trong đường hẹp + Đi bước dồn ngang + Đi kiễng gót liên tục 3 m + Đi bằng gót chân + Đi trên vạch kẻ thẳng + Đi kiễng gót, Bước lên xuống bục cao + Đi bằng gót chân trong đường dích dắc |
MT 4. Kiểm soát được vận động: + Đi/ chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh + Chạy liên tục trong đường dích dắc 3- 4 điểm |
+ Đi /chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh + Chạy liên tục trong đường dích dắc 3- 4 điểm |
MT5. Phối hợp tay – mắt trong vận động: Tung bắt bóng với cô, ném | + Lăn bóng và đi theo bóng + Đập bóng xuống sàn và bắt bóng + Chuyền bóng qua đầu/ qua chân + Tung bắt bóng với cô + Lăn bóng vào lưới + Chuyền bắt bóng theo hàng ngang, hàng dọc + Ném xa bằng một tay + Ném trúng đích nằm ngang/ thẳng đứng |
MT6. Thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập : Bò, trườn, trèo và thực hiện các bài tập tổng hợp. | + Bò trong đường hẹp +Treo lên xuống thang; + Bật tại chỗ + Bò trong đường dích dắc; + Bò thấp chui qua cổng + Bật tiến về phía trước + Trườn sấp theo hướng thẳng + Bật xa 20- 25 cm + Đi kiễng gót, bò chui qua cổng + Bò trong đường hẹp, ném đích ngang + Trườn theo đường dích dắc + Đi trên vạch kẻ thẳng, ném xa bằng 1 tay + Bật xa, ném đích đứng |
MT7.Thực hiện được các vận động: Xoay cổ tay, gập đan ngón tay | - Gập đan các ngón tay vào nhau, quay ngón tay, cổ tay, cuộn cổ tay |
MT8. Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay trong một số hoạt động: Vẽ, cắt, xếp | - Đan, tết - Xếp chồng các hình khối khác nhau - Xé, dán giấy - Sử dụng kéo, bút - Tô vẽ nguệch ngoạc * Trải nghiệm: Làm quà tặng cô giáo, tặng mẹ; Làm quà tặng chú bộ đội; Trang trí cây hoa ngày tết; Gấp thuyền; Gấp máy bay; Làm chong chóng; Xé dán đám mây; Xé dán đuôi diều.... |
Giáo dục dinh dưỡng - sức khoẻ MT9. Trẻ khoẻ mạnh, cân nặng, chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi. |
- Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng - Vệ sinh trong ăn uống và vệ sinh cá nhân sạch sẽ. - Tập các bài tập thể dục thường xuyên - Cân đo và khám sức khỏe định kỳ - Nhận biết trẻ béo phì và suy dinh dưỡng. - Tìm ra nguyên nhân của béo phì và suy dinh dưỡng. |
MT10. Nói đúng tên một số thực phẩm quen thuộc khi nhìn vật thật hoặc tranh ảnh( thịt, cá, trứng, sữa, rau.....) | - Trẻ nhận biết một số món ăn hàng ngày thịt làm dò, trứng rán, .... trẻ biết ăn để chóng lớn, khỏe mạnh và chấp nhận ăn nhiều loại thức ăn khác nhau - Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất KNS: Dạy trẻ nhận biết một số nhóm thực phẩm |
MT11. Thực hiện một số việc đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn: rửa tay, lau mặt, súc miệng, tháo tất, cởi quần áo... | - Làm quen cách rửa tay, lau mặt, súc miệng - Tập rửa tay bằng xà phòng, nước dung dịch sát khuẩn - Tháo tất, cởi quần áo, cởi cài cúc áo KNS: Dạy trẻ kỹ năng tự mặc quần, áo, đi tất, đi dép |
MT12. Sử dụng bát, thìa, cốc đúng cách | - Tập sử dụng cầm thìa bằng tay phải, cầm bát bằng tay trái, cầm cốc ở quai đúng ký hiệu. Dạy trẻ kỹ năng sử dụng đồ dùng ăn uống đúng cách |
MT13. Có một số hành vi tốt trong ăn uống khi được nhắc nhở: uống nước đã đun sôi...; Có một số hành vi tốt trong vệ sinh, phòng bệnh khi được nhắc nhở. |
- Hành vi văn minh trong ăn uống trong sinh hoạt hàng ngày - Ăn hết khẩu phần không kén chọn thức ăn, không xúc thức ăn của mình sang bát của bạn Nhặt thức ăn rơi vãi bỏ vào đĩa |
- Một số hành vi tốt trong vệ sinh rửa tay bằng xà phòng, xịt khuẩn trước khi vào lớp, phòng bệnh khi được nhắc nhở như đeo khẩu trang thường xuyên trong tình hình dịch bệnh xảy ra. Vệ sinh răng miệng, đội mũ khi ra nắng KNS: Cách đeo khẩu trang”, “Rửa tay bằng xà phòng ”. |
|
MT 14. Biết nói với người lớn khi bị đau, chảy máu | - Biết nói với người lớn khi bị đau, chảy máu |
MT 15. Nhận ra và tránh một số vật dụng nguy hiểm tránh nơi nguy hiểm( hồ, ao, bể chứa nước, giếng...) khi được nhắc nhở và - Biết tránh xa một số hành động nguy hiểm khi được nhắc nhở | - Những nơi nguy hiểm ( hồ, ao, bể chứa nước, giếng...) đến tính mạng, một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ - Không theo người lạ ra khỏi khu vực trường - Không cười đùa trong khi ăn - không leo trèo bàn ghế, lan can KNS: Dạy trẻ kỹ năng phòng chống đuối nước - Kỹ năng phòng tránh bắt cóc trẻ. Dạy trẻ Tránh xa các con vật nguy hiểm |
II. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC | |
Khám phá khoa học MT16. Quan tâm hứng thú với các sự vật hiện tượng gần gũi như chăm chú quan sát sự vật, hiện tượng; hay đặt câu hỏi về đối tượng |
- Quan sát cây cối, hoa quả - Quan sát con vật - Quan sát thời tiết: nắng, mưa, bầu trời |
MT17. Trẻ nhận biết được đặc điểm nổi bật và lợi ích của một số loại cây, hoa, quả, con vật, đò dùng quen thuộc. | + Sử dụng các giác quan để xem xét, tìm hiểu - Một số loại rau - Một số loại hoa, quả. - Một số con vật quen thuộc. - Đồ dùng gia đình |
MT 18. Trẻ biết gọi tên, đặc điểm, cấu tạo, công dụng của một số phương tiện giao thông quen thuộc | - PT và QĐGT đường bộ, đường sắt. - PT và QĐGT đường thuỷ - PT và QĐGT đường không |
MT19. Biết chức năng của các giác quan và 1 số bộ phận khác của cơ thể. Biết nhu câu của bản thân. Nói được tên 1 vài bộ phận trên cơ thể bằng tiếng anh |
+ Nhận biết chức năng của các giác quan và một số bộ phận khác của cơ thể: Cơ thể bé và bạn + Nhu câu của bản thân.(Cần gì lớn lên và khỏe mạnh) |
MT 20. Làm thử nghiệm đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn để quan sát, tìm hiểu đối tượng | + Trẻ sử dụng đồ dùng, dụng cụ để thực hiện các thử nghiệm như: - Thả vật chìm nổi.Hiện tượng nóng lạnh - Pha màu nước, pha đường, muối. |
MT21.Thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau có sự gợi mở của cô giáo như xem sách, tranh ảnh, nhận xét và trò chuyện về đối tượng | - Đồ dùng đồ chơi bé trai, bé gái - Đồ dùng gia đình - Đồ dùng sản phẩm của một số nghề |
MT22. Phân loại các đối tượng theo một dấu hiệu nổi bật | - Đồ dùng, đồ chơi trong trường mầm non - Tìm hiểu một số loại hoa quả - Động vật nuôi trong gia đình, trong rừng, dưới nước - Một số phương tiện giao thông KNS: Dạy trẻ kỹ năng đội mũ bảo hiểm |
MT23. Trẻ nhận biết được một số hiện tượng tự nhiên gần gũi, quen thuộc(mưa, nắng, ngày, đêm, cát, đá, sỏi....) | - Một số dấu hiệu nổi bật của ngày và đêm - Nguồn ánh sáng trong sinh hoạt hàng ngày - Một vài đặc điểm, tính chất của đất, đá, cát, sỏi, nắng mưa nóng lạnh |
MT24. Thể hiện một số điều quan sát được qua các hoạt động chơi âm nhạc, tạo hình... | - Chơi đóng vai - Hát các bài hát về cây, con vật ...... - Vẽ, xé, dán, nặn đồ dùng đồ chơi, con vật, cây, PTGT |
Khám phá xã hội MT 25. Nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân khi được hỏi, trò chuyện; Nói được tên của bố, mẹ và các thành viên trong gia đình, nơi ở, số điện thoại của bố mẹ; Nói được tên trường/ lớp, cô giáo bạn, đồ chơi, đồ dùng trong lớp khi được hỏi, trò chuyện |
- Nhận biết về bản thân:Tên, tuổi, giới tính của bản thân - Bé tự giới thiệu về mình - Tên của bố mẹ, các thành viên trong gia đình. KNS: Dạy trẻ kỹ năng khi bị thất lạc - Tên lớp mẫu giáo, tên và công việc của cô giáo - Tên các bạn, đồ dùng, đồ chơi của lớp, các hoạt động của trẻ ở trường |
MT 26. Kể tên và nói được sản phẩm của nghề nông, nghề xây dựng.... khi được hỏi, xem tranh | - Nhận biết một số nghề truyền thống, gần gũi như nghề nông, nghề xây dựng, nghề bác sỹ, bộ đội - Tên gọi, sản phẩm và lợi ích của một số nghề nghiệp phổ biến |
MT 27. Kể tên một số lễ hội: ngày khai giảng, tết trung thu... qua trò chuyện, tranh ảnh | - Ngày khai giảng, tết trung thu - Ngày 20/ 11 - Ngày 22/12 - Noen - Ngày tết nguyên đán - Ngày 8/3 - Ngày sinh nhật Bác Hồ 19/5 |
MT28. Kể tên một vài danh lam thắng cảnh ở địa phương | - Cờ tổ quốc, tên của di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh, ngày lễ hội của địa phương Diễn Châu, Nghệ An với những địa danh: Đền An Dương Vương, Hồ Xuân dương, sông Bùng, Lèn Hai vai, quê Bác Hồ, quảng trường Hồ Chí Minh…. : - Diễn Tân quê hương em - Diễn Châu mến yêu - Nghệ an yêu dấu |
Làm quen với toán MT29. Quan tâm đến số lượng và đếm như hay hỏi về số lượng, đếm vẹt, biết sử dụng ngón tay để biểu thị số lượng |
- Đếm trên đối tượng trong phạm vi 5 và đếm theo khả năng |
MT30. Đếm trên các đối tượng giống nhau và đếm đến 5. So sánh số lượng 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 5 - So sánh số lượng 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 5 bằng các cách khác nhau và nói được các từ: bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn. - Đếm trên đối tượng trong phạm vi 5 bằng tiếng anh. |
- Đếm trên đối tượng trong phạm vi 5 và đếm theo khả năng. - Đếm đến 3 và nhận biết nhóm có 3 đối tượng - Đếm đến 4 và nhận biết nhóm có 4 đối tượng. - Đếm đến 5 và nhận biết nhóm có 5 đối tượng |
MT31. Biết tách,gộp và đếm hai nhóm đối tượng cùng loại có tổng trong phạm vi 5. | - Tách gộp trong phạm vi 3 - Tách gộp trong phạm vi 4 - Tách gộp trong phạm vi 5 |
MT32. Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản( mẫu) và sao chép lại | - Xếp tương ứng 1-1, - ghép đôi |
MT 33. So sánh 2 đối tượng về kích thước và nói được các từ: to hơn/ nhỏ hơn. dài hơn/ ngắn hơn, cao hơn/ thấp hơn, bằng nhau | - Một và nhiều - To hơn, nhỏ hơn - Cao hơn, thấp hơn - Xếp xen kè 2 đối tượng theo qui luật - Dài hơn, ngắn hơn - Rộng hơn, hẹp hơn |
MT 34. Nhận dạng và gọi tên các hình: tròn, vuông, tam giác, chữ nhật | - Nhận biết, phân biệt hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật - Ghép giống hình ban đầu( ôn 4 hình) |
MT 35. Sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đối tượng trong không gian so với bản thân | - Nhận biết phía trên- phía dưới, phía trước- phía sau, tay phải- tay trái của bản thân |
III. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ | |
MT36.Thực hiện được yêu cầu đơn giản | - Hiểu và làm theo yêu cầu đơn giản KNS: dạy kỹ năng bảo vệ môi trường |
MT37. Hiểu nghĩa từ khái quát, gần gũi: quần áo, đồ chơi, hoa, quả..... | Trẻ hiểu được các từ qua hình ảnh, mô hình, vật thật mà trẻ được làm quen qua các chủ đề |
MT 38. Lắng nghe và trả lời câu hỏi của người đối thoại. | - Nói, trả lời câu hỏi và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp |
MT39. Sử dụng được câu đơn, câu ghép | - Phát âm các tiếng của tiếng việt - Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp - Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng - Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết bằng các câu đơn, câu mở rộng |
MT 40. Kể lại được những sự việc đơn giản đã diễn ra của bản thân như: thăm ông bà, đi chơi, xem phim... | - Kể lại sự việc |
MT41. Đọc thuộc bài thơ trong chủ đề |
- Chủ đề trường MN- Bé vui trung thu: Bạn mới (Nguyệt mai); bàn tay cô giáo( Định Hải), Mẹ và Cô (Trịnh Quốc Toàn);Bé không khóc nữa ( Vũ Thị Minh tâm); - Chủ đề bản thân: Miệng xinh (Phạm Hổ), Đ«i mắt của em (lê Thị Mỹ phương); Sáo con học nói( Mai Ngọc Uyển) cái lưỡi (lê Thị Mỹ phương); - Bài thơ chủ đề gia đình: thăm nhà Bà( Như Mao) Chiếc quạt nan( Xuân Cầu) Gió từ tay mẹ( Vương trọng) Cháu ngoan( Huỳnh thị cúc) - Chủ đề nghề nghiệp- Ngày TLQĐNDVN: Em làm thợ xây ( Hoàng dân) Làm nghề như bố( Thu Quỳnh)Làm họa sỹ dễ thôi( Tùng bách)Hươu cao cổ( Định Hải) - Chủ đề động vật: Đàn gà con( Phạm hổ), Cùng đi( Phạm thanh quang), Ong và bướm, đàn kiến( nhược thủy), - Chủ đề Thực vật- tết mùa xuân- ngày 8/3: Tết đang vào nhà( Nguyễn Hồng Kiên); Cây dây leo( Xuân Tưu), Củ cà rốt( Phạm Hổ), Hoa mào gà( Thanh hà), Dán hoa tặng mẹ( Khải Minh) - Chủ đề PT và quy định giao thông: Xe chữa cháy( Phạm Hổ), Đèn đỏ, đèn Xanh( Định Hải), xe đổ rác( ST) - Chủ đề nước và hiện tượng tự nhiên: cô con út của ông mặt trời, chú bé giọt nước( Hoài khánh), Nàng tiên mưa( Vũ Thị thương), Biển sông và suối, Lửa, nước mưa và con hổ kiêu ngạo( ST) - Chủ đề Quê hương yêu dấu- Bác Hồ của e: Ngôi nhà( Tô Hà), Làng em buổi sáng( Nguyễn Đức hậu) Bác Hồ của em( Phạm thị Thanh Nhàn) , em yêu miền nam, bé em tập nói( trần Thị nhật Tân) |
MT 42: Trẻ đọc thuộc một số bài ca dao, đồng dao | - Chi chi chành chành - Nu na nu nống - Đi cầu đi quán - Kéo cưa lừa xẻ - Con kiến mà leo cành đa - Lộn cầu vồng - Dung dăng dung dẻ - Lúa ngô là cô đậu nành |
MT43. Kể lại truyện đơn giản đã được nghe với sự giúp đỡ của người lớn. | - Chủ đề trường MN- Bé vui trung thu: Vì sao bé Huy nín khóc (Phương Dung), Mèo hoa đi học (ST), Có một bầy hươu( Vũ Hùng).Bác voi tốt bụng - Chủ đề bản thân: Gấu con bị đau răng (Tạ Thị Liên); cậu bé mũi dài (Lê Thu hương- Lê thị Đức ST), Mỗi người một việc(Lê Thu hương- Lê thị Đức ST) - Chủ đề gia đình- Vui hội cô giáo: Nhổ củ cải( DG nga) Ba cô Tiên, Bông hoa cúc trắng( Truyện cổ nhật bản),Quà tặng mẹ( Thu Hằng - Chủ đề nghề nghiệp- Ngày TLQĐNVVN: Lợn và cừu, Bác sỹ chim, ba chú lợn con, câu chuyện về chú xe ủi, , bé hành đi khám bệnh, gà trống choai và hạt đậu - Chủ đề động vật: Chú vịt xám( Thu Thủy), chú thỏ tinh khôn, chuột, gà trống và mèo( Lep tôn x tôi), ba con gấu( Minh Trang), Thỏ con ăn gì, rùa con tìm nhà( Thanh mai), Cóc Kiện trời( Thần thoại Việt nam - Chủ đề thực vât- tết- mùa xuân- ngày 8/3: Chú đỗ con( Viết Linh), Hoa mào gà( Thùy Dương), Sự tích ngày tết, hoa bìm bìm, gói hạt kỳ diệu - Chủ đề PT và quy định GT: Xe lu và xe ca( Phong Thu), Xe đạp trên đường phố( Thu Hạnh), Ai quan trọng hơn - Chủ đề Nước và hiện tượng TN: cô con út của ông mặt trời, chú bé giọt nước( Hoài khánh), Nàng tiên mưa( Vũ Thị thương), Biển sông và suối, Lửa, nước mưa và con hổ kiêu ngạo - Chủ đề quê hương yêu dấu- Bác Hồ của em: Khen các cháu( Đào Đức) Ai ngoan sẽ được thưởng + Nghe, sử dụng các từ biểu cảm + Đóng vai theo lời dẫn chuyện của giáo viên. |
MT44. Trẻ bắt chước giọng nói của nhân vật trong truyện. | |
MT45. Trẻ sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép trong giao tiếp; Trẻ nói đủ nghe không nói lí nhí |
Các từ vâng, dạ, thưa, trong giao tiếp Nói và thể hiện cử chỉ điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp |
MT 46: Trẻ biết nhìn vào tranh minh hoạ và gọi tên nhân vật theo tranh, thích vẽ, “viết” nguệch ngoạc | - Nhìn vào tranh minh hoạ và gọi tên nhân vật theo tranh. - Vẽ, “viết” nguệch ngoạc |
IV. Lĩnh vực phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội | |
MT47.Trẻ nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân | - Bé là ai - Cơ thể của bé |
MT48. Nói được điều bé thích, không thích | - thích, đến lớp, thích bạn nào, không thích cái này, ...... |
MT49. Mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả lời câu hỏi | - Trò chơi, hoạt động học , hoạt động lao động, vui chơi dã ngoại, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân… |
MT50. Cố gắng thực hiện công việc đơn giản được giao | - Xếp cất ghế, xếp cất gôi, xếp đồ chơi ... |
MT51. Nhận ra cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận qua nét mặt, giọng nói, qua tranh ảnh Biết biểu lộ cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận |
- Nhận biết một số trạng thái cảm xúc( vui, buồn, sợ hãi, tức giận) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói |
MT 52.Nhận ra hình ảnh Bác Hồ | - Bác Hồ của em - Thích nghe kể chuyện, nghe hát, đọc thơ, xem tranh ảnh về Bác Hồ |
MT53. Thực hiện được một số qui định ở lớp và gia đình | + Một số quy định ở lớp ( để đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định, giờ ngủ không làm ồn... - Dạy trẻ kỹ năng: Lấy, cất dọn đồ dùng sau khi ngủ dậy(xếp gối, chiếu); cất dọn đồ dùng, đồ chơi sau khi học, chơi xong. + Ở gia đình : Yêu mến ông bà, bố bẹ, anh, chị, em, vâng lời ông bà, bố mẹ, mời trước khi ăn, xin phép trước khi đi và chào hỏi khi về…. - Dạy trẻ kỹ năng: Bé nói lời yêu thương |
MT54. Biết chào hỏi và nói cám ơn, xin lỗi khi được nhắc nhở - Biết chào hỏi, tạm biệt, cảm ơn, xin lỗi bằng tiếng anh. |
- Cử chỉ, lời nói lễ phép - Nhận biết hành vi đúng- sai, tốt- xấu - Dạy trẻ kỹ năng chào hỏi, xin lỗi, cảm ơn. |
MT55. Chú ý nghe khi cô, bạn nói | - Vâng lời bố mẹ, cô giáo |
MT56. Cùng chơi với các bạn trong các trò chơi theo nhóm nhỏ | - Chơi hòa thuận với bạn |
MT57 Thích quan sát cảnh vật thiên nhiên và chăm sóc cây | - Quan sát thời tiết, cây cối - Tưới cây, lau lá cây |
MT58. Bỏ rác đúng nơi qui định | - Bỏ rác vào thùng rác có nắp đậy ở nơi cộng cộng, trong lớp học, gia đình |
V. Lĩnh vực giáo dục phát triển thẩm mĩ | |
MT59. Vui sướng, vỗ tay, nói lên cảm nhận của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp nổi bật của các sự vật, hiện tượng | - Bộc lộ cảm xúc vui sướng, vỗ tay khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc gần gũi và ngắm nhìn vẻ đẹp nổi bật của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật |
MT60. Chú ý nghe, thích được hát theo, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo bài hát, bản nhạc; thích nghe đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ; thích nghe kể câu chuyện. - Nghe 1 số bài hát đơn giản bằng tiếng anh. |
- Trường MN- Bé vui trung thu: Những em bé ngoan (Phan huỳnh Điểu); Đi học (Bùi đình Thảo); Ngày đầu tiên đi học (Nguyễn Ngọc Thiện) - Bản thân: Thật đáng chê ( theo điệu Bắc Kim thang- lời Việt Anh); Bàn tay mẹ(Bùi đình Thảo);Ru em( DC Xê đăng), Cho con( Phạm Trọng Cầu), 5 ngón tay ngoan( Trần Văn Thụ) - Gia đình- Vui hội cô giáo: Bố là tất cả (Thập Nhất); Cho con ( nhạc Phạm Trọng Cầu-lời thơ Tuấn Dũng); Ba ngọn nến lung linh( Ngọc Lễ), Chỉ có 1 trên đời( Trương Quang Lục) - Nghề nghiệp- Ngày TLQĐNDVN: Màu áo chú bộ đội(Nhạc và lời Trần Văn Tý); Cô giáo (Đỗ mạnh Thường); Xe chỉ luån kim( Dân ca Quan họ Bắc Ninh); Dân ca tự chọn - Động vật: Rửa mặt như mèo (Hàn Ngọc Bích);Băc kim thang( DC nam bộ), Thương con mèo( Huy Du), Con chim vành khuyên( Hoàng Vân)Cò lả( Dc đồng bằng bắc bộ); - Thực vật- tết- mùa xuân: Cây trúc xinh( Dân ca quan họ bắc Ninh, Lý cây bông( Dân ca Nam Bộ), Hoa thơm bướm lượn( Dân ca quan họ bắc Ninh), - Quy định và PT Giao thông: Anh phi công ơi( Nhạc Xuân Giao), Tàu hỏa( Bùi anh tôn), Em đi trên vỉa hè bên phải( Nguyễn Thị Thanh), Nhớ lời cô dặn( Hồng Ngọc) Dân ca tự chọn. - Nước và hiện tượng TN: Mưa rơi ( DC Xá) , Ánh trăng hòa bình( Hồ Bắc- Mộng lân) Bốn mùa( Hoàng Long)Bé và trăng( Bùi Anh Tôn)Tôi là giá( Trịnh Tuấn Khanh) - Quê hương yêu dấu- Bác Hồ của em: - Ai yêu nhi đồng bằng BHCM( Phong Nhã); - Em yêu thủ đô( Bảo Trọng) Em mơ gặp Bác Hồ ( Xuân Giao) + Nghe 1 số bài hát bằng tiếng anh: Chúc mừng năm mới( Happy New Year), Body parts,Alphabet Song; Happy Birthday; Finger Family; JingleBells; Twinkle Twinkle Little Star; Hello song; Goodbye song; If You’rehappy; Happy New Year; Body parts,........ |
MT61. Vui sướng, chỉ, sờ, ngắm nhìn và nói lên cảm nhận của mình trước vẻ đẹp nổi bật của các tác phẩm tạo hình | - Nhận xét sản phẩm của mình, của bạn |
MT62. Hát tự nhiện, hát được theo giai điệu bài hát quen thuộc và vận động theo nhịp điệu bài hát. Biết biểu diễn các bài hát quen thuộc trong chủ đề. | - CĐ trường MN- Bé vui trung thu: Hát và VĐ bài- Trường cháu đây là trường mầm non ( Phạm tuyên); cháu lên ba(Phạm Minh Tuấn ) quả bóng (Huy Trân) Biểu diễn cuối chủ đề: Bài Trường cháu đây là trường mầm non, Cháu đi mẫu giáo...... - Bản thân: Hát và VĐ bài Mừng sinh nhật (nhạc Anh, lời Đào Ngọc Dung ), Nào chúng ta cùng tập thể dục( Thu Hiền ST), Xòe bàn tay, nắm ngón tay( Minh Quân), Tay thơm tay ngoan(Bùi đình Thảo); Biểu diễn cuối chủ đề - Gia đình- Vui hộ cô giáo: Hát và VĐ bài Nhà của tôi( thu Hiền); Cô và mẹ( Lơi: Phạm tuyên); Chiếc khăn tay( Văn Tấn); Mẹ yêu không nào(Lê Xuân Thọ); Cả nhà thương nhau(Phan Văn Minh) Biểu diễn cuối chủ đề - Nghề nghiệp- Ngày TLQĐNDVN: Hát và VĐ bài Cháu yêu cô chó công nhân ( Hoàng Văn Yến) Cháu thương chú bộ đội ( Hoàng Văn Yến) Lớn lên cháu lái máy cày( Nhạc và lời Kim Hữu), Em tập lái ô tô( Nguyễn văn Tý) Biểu diễn cuối chủ đề - Động vật: Hát và VĐ bài Ai cũng yêu chú mèo( Kim Hữu), Con chim non( Lý Trọng), Làm chú bộ đội( Hoàng Long),Chú gà trống gọi( kim Hữu)Đàn vịt con( Mộng lân) Gà trống mèo con và cún con( Thế Vinh); Voi làm xiếc . Biểu diễn cuối chủ đề - Thực vât- tết mùa xuân- ngày 8/3: Hát và VĐ bài Sắp đến tết rồi(Hoàng Vân) quà 8/3(Hoàng Long); Lý cây xanh( Dân ca Nam Bộ),Trời nằng trời mưa( Đặng nhất Mai) Biểu diễn cuối chủ đề - Quy định và PT Giao thông: Hát và VĐ bài Đèn đỏ đèn xanh ( Nhạc Lương Vĩnh lời thơ Thế Hội) Em đi qua ngã tư đường phố( Hoàng Văn Yến) Đường em đi (Ngô Quốc Tính),. Biểu diễn cuối chủ đề - Nước và hiện tượng TN: Hát và VĐ bài Mùa hè đến( Nguyễn Thị Nhung), trời nắng trời mưa( Đặng nhất mai) Cháu vẽ ông mặt trời (Tân Huyền); - Nắng sớm (Hàn Ngọc Bích);, Biểu diễn cuối chủ đề - Quê hương yêu dấu- Bác Hồ của em: Hát và VĐ bài Hòa bình cho bé ( Huy Trân),Bé em tập nói( Hoàng Long) Biểu diễn cuối chủ đề |
MT63. Trẻ vận động theo ý thích các bài hát, bản nhạc quen thuộc. | |
MT64. Trẻ biết chơi các trò chơi âm nhạc | - CĐ trường MN: T/c : Ai nhanh nhất, Nghe âm thanh tìm đồ vật, Ai đoán giỏi.. - Bản thân: Ai nhanh nhất, Tai ai tinh.... - Gia đình: nghe âm thanh tìm đồ vật, ai đoán giỏi.... - Nghề nghiệp: ai đoán giỏi, son mi…. - Động vật: Con gì kêu thế, bắt chước tạo dáng, bay cao bay thấp.... - Thực vât- tết mùa xuân: Ai đoán giỏi, son mi, Nghe âm thanh tìm đồ vật.... - Giao thông: Tín hiệu, hát theo hình vẽ, nhận hình đoán tên bài hát.... - Hiện tượng TN: Ai đoán giỏi, nhận hình đoán tên bài hát... - Quê hương- Bác Hồ: hát theo hình vẽ, ô cửa bí mật |
MT65. Sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm theo sự gợi ý | - Làm tranh, ĐDĐC sáng tạo bằng nguyên vật liệu. - Sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên theo gợi ý của cô. |
MT66. Vẽ các nét thẳng, xiên, ngang tạo thành bức tranh đơn giản | - Tô màu đu quay - Tô màu chùm bóng bay - Tô màu chiếc đèn lồng - Tô màu mũ bé trai, bé gái - Trang trí khăn mùi soa - Tô màu bức tranh gia đình - Tô màu ngôi nhà của bé. - Dán hoa tặng cô giáo - Nặn đồ dùng trong gia đình - Tô màu một số sản phẩm nghề nông - Vẽ những cuộn len màu - Vẽ bình hoa - Làm quà tặng chú bộ đội . - Vẽ con gà con - Vẽ con hươu cao cổ - Cắt dán con cá - Đề tài - Vẽ cây ăn quả - Nặn bánh ngày tết - Vẽ quả cà chua, quả bí xanh - Vẽ bông hoa bằng vân tay. - Vẽ tự do theo chủ đề - Vẽ khinh khí cầu - Tô màu ô tô - Tô màu xe máy - Trang trí chiếc phao - Vẽ mưa cây cỏ - Xé dán tia nắng mặt trời - Tô màu dây cờ - Xé dán đuôi diều - Vẽ tự do theo chủ đề |
MT67. Xé theo dải, xé vụn và dán thành sản phẩm đơn giản | - Xé giấy thành dải - Xé dán tia nắng mặt trời - Xé dán đuôi diều |
MT68. Trẻ biết làm lõm, đỗ bẹt, bẻ loe, vuốt nhon, uốn cong đát để nặn thành sản phẩm có nhiều chi tiết. | - Nặn bánh hình tròn - Nặn bánh hình dài - Nặn xà phòng - Làm quà tặng chú bộ đội - Nặn quả cam - Nặn củ cà rốt - Nặn bánh xe - Nặn đồ dùng gia đình - Nặn cái vòng - Nặn đồ chơi. |
MT69. Xếp chồng, xếp cạnh, xếp cách tạo thành các sản phẩm có cấu trúc đơn giản | - Xếp nhà, xếp ghế, xếp đường đi, xếp cầu, xếp hình người |
MT70. Tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích | - Tạo ra các sản phẩm đơn giản theo ý thích, làm hoa, nặn các con vật, làm thiệp |
MT71. Đặt tên cho sản phẩm tạo hình | - Đặt tên cho sản phẩm của mình |
MT72. Tin học: Trẻ biết tắt, mở máy, rê chuột để bấm chơi các trò chơi trên máy tính | - Tắt, mở máy, rê chuột để bấm chơi các trò chơi trên máy tính |