Kế hoạch chăm sóc- Giáo dục trẻ . Độ tuổi 5-6 tuổi. Năm học 2024-2025

Thứ ba - 03/09/2024 20:56
PHÒNG GD&ĐT DIỄN CHÂU                
    TRƯỜNG MN DIỄN TÂN    
                                                                                                               Phụ lục 1
DỰ KIẾN VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN CÁC CHỦ ĐỀ
NĂM HỌC 2024-2025
Mẫu giáo 5-6 tuổi (Thời gian thực hiện 35 tuần)
TT Chủ đề Chủ đề nhánh Tuần Thời gian
1 Trường Mầm non – Bé vui trung thu
(3 tuần)
- Lớp Mẫu giáo của bé 1 9/9 -13/9/2024
- Bé vui đón tết trung thu 2 16/9 -20/9/2024
- Trường mầm non thân yêu 3  23/9 -27/9/2024
2 Bản thân- Ngày 20/10
 (3 tuần)
- Bé tự giới thiệu về mình 4 30/10 - 4/10/2024
- Cơ thể bé và bạn 5 7/10 -11/10/2024
- Bé cần gì để lớn lên và mạnh khỏe 6 14/10 -18/10/2024
3
 
Gia đình bé- Vui ngày hội cô giáo
 (5 tuần)
- Gia đình bé 7 21/10 -25/10/2024
- Ngôi nhà bé ở 8 28/10 -1/11/2024
- Đồ dùng trong gia đình bé 9 4/11 -8/11/2024
- Vui hội cô giáo 10 11/11 -15/11/2024
- Nhu cầu của gia đình 11 18/11 -22/11/2024
4 Nghành nghề
- Ngày TLQĐNDVN
 (4 tuần)
- Nghề phổ biến ở địa phương 12 25/11 -29/11/2024
- Nghề công nhân 13 2/12 -6/12/2024
- Nghề giúp đỡ cộng đồng 14 9/12 -13/12/2024
-  Ngày tết của các chú bộ đội 15 16/12 -20/12/2024
5 Những con vật đáng yêu (4 tuần) - Động vật nuôi trong gia đình 16 23/12 -27/12/2024
- Động vật sống dưới nước 17 30/12 -3/1 /2025
- Động vật sống trong rừng 18 6/1 -10/1 /2025
- Côn trùng và 1 số loài chim 19 13/1 -17/1 /2025
6 Thế giới thực vật-
Tết và mùa xuân- Ngày 8/3(6 tuần)
- Bé vui đón tết 20 20/1 -24/1 /2025
- Mùa xuân và những cây xanh 21 3/2-7/2/2025
- Một số loại rau- củ 22 10/2 - 14/2 /2025
 - Những bông hoa đẹp  23 17/2 -21/2 /2025
- Một số loại quả 24 24/2 -28/2 /2025
- Ngày 8/3 26 3/3- 7/3/2025
7 PT và quy định  PTGT (3 tuần) - PT và QĐGT đường bộ, đường sắt 27 10/3 - 14/3 /2025
- PT và QĐGT đường thủy, đường không. 28 17/3-21 /3/2025
- Thực hành quy định giao thông 29 24/3 - 28/3 /2025
8
 
Nước và các HT TN
(3 tuần)
- Sự kỳ diệu của nước 30 31/3- 4/4/2025
- Thứ tự các mùa trong năm. 31 7/4-11/4/2025
- Các hiện tượng tự nhiên 32 14/4-18/4/2025
9 Quê hương yêu dấu- Bác Hồ của em -Trường tiều học.    (4 tuần) - Quê hương em 33 21/4-25/4/2025
- Đất nước và Biển đảo Việt nam 34 28/4-2/5/2025
- Trường tiểu học. 35 5/5-9/5/2025
-  Bác Hồ kính yêu và mừng SN Bác 35 12/5- 16/5/2025
 
                                                                                                             Phụ lục 2
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ
ĐỘ TUỔI: TRẺ 4 – 5 TUỔI.  NĂM HỌC 2024 - 2025
  1. CHĂM SÓC GIÁO DỤC VỆ SINH - DINH DƯỠNG
NỘI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
I. Nuôi dưỡng:
1. Ăn uống:
- Hướng dẫn trẻ rửa tay trước khi ăn.
- Hướng dẫn trẻ kê bàn ghế cho 4 - 6 trẻ ngồi 1 bàn, có lối đi dễ dàng.
- Chuẩn bị khăn mặt, bát thìa, cốc uống nước đủ cho số lượng trẻ.
- Trước khi chia thức ăn cô cần rửa tay sạch bằng xà phòng, nước sát khuẩn, quần áo, đầu tóc gọn gàng. ô chia cơm ra từng bát, trộn đều cho trẻ ăn ngay khi thức ăn còn nóng, không để trẻ ngồi đợi lâu.
- Trong khi ăn cần tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho trẻ trong khi ăn, nói năng dịu dàng, động viên, khuyến khích trẻ ăn hết khẩu phần.
- Cô cần quan tâm đối với những trẻ mới đến lớp, trẻ yếu hoặc trẻ mới ốm dậy.Nếu thấy trẻ ăn kém cô cần tìm hiểu nguyên nhân báo cho nhà bếp hoặc y tế hay cha mẹ trẻ biết để chủ động chăm sóc trẻ tốt hơn. Đối với trẻ xúc xơm chưa thạo, ăn chậm hoặc biếng ăn, cô có thể giúp trẻ xúc và động viên trẻ ăn nhanh hơn.
- Trong khi ăn cần chú ý đề phòng tránh hóc, sặc ở trẻ.
- Sau khi ăn hướng dẫn trẻ xếp bát, thìa vào nơi qui định, uống nước, lau miệng, lau tay sau khi ăn, đi vệ sinh (nếu trẻ có nhu cầu).
- Có 1 số hành vi văn minh trong ăn uống (Không nói chuyện khi ăn, không bốc thức ăn, hắt hơi biết che mịêng..)
 
- 100% biết rửa tay sạch sẽ trước khi ăn
- Trẻ thực hiện được các yêu cầu dưới sự hướng dẫn của cô.
- Cô chuẩn bị đầy đủ số lượng đồ dùng cho trẻ.
- Cô luôn thực hiện đúng yêu cầu vệ sinh cá nhân để đảm bảo VSATTP.
 
- Cô tạo không khí thoải mái và khuyến khích trẻ ăn hết suất, không được dọa, nạt trẻ trong khi ăn.
- Xếp những trẻ yếu, ăn chậm và suy dinh dưỡng riêng 1 bàn để tiện chăm sóc. Thường xuyên thông tin kịp thời với phụ huynh về tình trạng trẻ biếng ăn để có biện pháp chăm sóc.
 
- Quan sát để kịp thời phát hiện trẻ hóc sặc.
- Thường xuyên nhắc nhở và rèn nề nếp sắp xếp bát, thìa gọn gàng đúng nơi qui định sau khi ăn xong
- 90 -95% trẻ có nề nếp và một số hành vi văn minh trong ăn, uống.
2. Tổ chức  giấc ngủ:
* Chuẩn bị trước khi trẻ ngủ:
- Trước khi trẻ ngủ, nhắc nhở trẻ đi vệ sinh, hướng dẫn trẻ lấy chăn, gối...
- Bố trí chỗ ngủ sạch sẽ, yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Phòng ngủ nên giảm ánh sáng bằng cách đóng bớt một số cử sổ hoặc tắt đèn. Cho trẻ nghe những bài hát ru, dân ca êm dịu để trẻ dễ đi vào giấc ngủ, với những trẻ khó ngủ cô nên vỗ về giúp trẻ dễ ngủ hơn.
* Theo giỏi trẻ ngủ:
- Khi trẻ ngủ cô phải thường xuyên canh trẻ, theo giỏi từng trẻ.
- Trong khi trẻ ngủ giáo viên trực để quan sát, phát hiện và xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra.
- Về mùa hè, nếu dùng quạt điện chú ý vặn tốc độ vừa phải và để xa từ phí chân trẻ, không để quạt thốc vào giữa mặt trẻ.
- Khi trẻ ngủ không mặc quá nhiều quần áo nhưng đảm bảo cho trẻ đủ ấm về mùa đông.
- Nếu thời gian đầu trẻ chưa quen với giấc ngủ trưa, cô không ép trẻ ngủ ngay như các trẻ khác mà dần dần cho trẻ làm quen, có thể cho trẻ ngủ muộn hơn các bạn khác hoặc nằm im tại chỗ, không nhất thiết phải vào giấc ngủ ngay.
* Chăm sóc sau khi trẻ thức dậy:
- Sau khi ngủ dậy, trẻ nào thức giấc trước cô cho dậy trước, tránh đánh thức cùng một lúc ảnh hưởng đến trẻ khác và  sinh hoạt của lớp. Không nên đánh thức trẻ dậy sớm trước khi trẻ tự thức giấc vì dễ làm cho trẻ cáu kỉnh, mệt mỏi.
- Hướng dẫn trẻ tự làm một số việc vừa sức như: cất gối, xếp chăn, chiếu. Có thể chuyển dần sang một hoạt động khác bằng cách âu yếm, trò chuyện với trẻ, cho trẻ hát một bài hát... nhắc trẻ đi vệ sinh. Sau khi trẻ tỉnh táo cho trẻ ăn quà chiều.
- Cô tập  cho trẻ có thói quen tự phục vụ.
- Cô thực hiện đúng các nội dung để đảm bảo  giấc ngủ cho trẻ.
- Cô thức để bao quát và kịp thời xử lý các tình huống có thể xẩy  ra trong quá trình trẻ ngủ.
- Luôn chú ý điều chỉnh quạt và đắp lại chăn cho trẻ.
 
 
- Sưu tầm một số làn điệu dân ca, các bài hát ru ghi băng để mở vào giờ trẻ ngủ giúp trẻ ngủ ngon giấc.
 
 
- Nếu trẻ mặc nhiều quần áo, trước khi trẻ ngủ cô cho trẻ cởi bớt áo
- Không nên ép trẻ ngủ khi trẻ chưa quen mà cô nên tạo tâm lý an toàn để đưa trẻ vào giấc ngủ tự nhiên.
 
 
 
 
 
 
- Cô chú ý để cho những trẻ dậy trước nhẹ nhàng không làm các bạn khác thức giấc.
- Sau khi trẻ dậy cô hướng dẫn trẻ tự cất gối , chăn và xếp chiếu gọn gàng.
- 100% nhóm lớp có đủ quạt về mùa hè, phòng ngủ thoáng mát, không có ánh sáng dọi vào
II: Vệ sinh:
1. Vệ sinh cá nhân trẻ:
- Cô giáo chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho trẻ vệ sinh như: nước sạch, xà phòng, nước sát khuẩn,khăn sạch để lau tay, khăn để lau mặt, giấy vệ sinh...
- Hướng dẫn trẻ tự lau mặt sạch sẽ trước và sau khi ăn, khi  mặt bị bẩn theo đúng qui trình. Mùa lạnh cần chuẩn bị khăn ấm cho trẻ lau.
- Hướng dẫn trẻ rửa tay và lau khô tay theo đúng trình tự, đảm bảo vệ sinh. Với những trẻ mới đến lớp cô nên hướng dẫn tỉ mỉ từng thao tác rửa tay và tập cho trẻ làm quen dần với việc tự phục vụ.
- Tập cho trẻ có thói quen uống nước và súc miệng sau khi ăn.
- Vệ sinh răng miệng cho trẻ: 
- Hướng dẫn trẻ súc miệng nước muối. Tuyên truyền với phụ huynh không nên cho trẻ ăn quà vặt nhất là kẹo, bánh ngọt.
- Khám răng định kỳ để phát hiện sớm sâu răng và chữa trị kịp thời.
- Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh đúng nơi qui định. Dạy trẻ cách giữ vệ sinh cho bản thân, giữ nhà vệ sinh sạch sẽ, nhắc trẻ dội nước, rửa tay sau khi đi vệ sinh.
- Vệ sinh đúng nơi quy địnhvà biết giữ gìn vệ sinh cá nhân
- VS quần áo dày dép:
- Không để trẻ mặc quần áo ẩm ướt. Khi trẻ bị nôn hoặc đi đại, tiểu tiện ra quần áo hoặc mồ hôi ra nhiều cần thay ngay cho trẻ. Cởi bớt quần áo khi trời nóng hoặc mặc thêm áo khi trời lạnh.
- Nhắc nhở phụ huynh đưa đủ tất, quần áo dự trữ để thay cho trẻ khi cần thiết. Cho trẻ mặc quần áo bằng những loại vải mềm, thấm mồ hôi. Nên dùng loại dày, dép vừa chân, mềm, mỏng, nhẹ, có quai sau và dễ cởi tháo. Cất dép riêng cho trẻ đi trong lớp sạch sẽ.
2. Vệ sinh cá nhân cô
* Vệ sinh quần áo và đồ dùng cá nhân
- Quần áo luôn gọn gàng, sạch sẽ. phải thường xuyên mặc quần, áo công tác trong quá trình chăm sóc trẻ. Không mặc quần áo công tác ra đường hoặc về nhà.
- Giữ gìn thân thể sạch sẽ, đầu tóc luôn gọn gàng, móng tay cắt ngắn.
- Đảm bảo đôi bàn tay phải sạch sẽ khi chăm sóc trẻ: Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi cho trẻ ăn hoặc tiếp xúc với thức ăn, sau khi đi vệ sinh, làm vệ sinh cho trẻ, quét rác hoặc lau nhà.
Đeo khẩu trang khi chia thức ăn, khi ho, sổ mũi, viêm họng.
- Để đồ dùng cá nhân của trẻ riêng biệt, không sử dụng đồ dùng cá nhân của trẻ.
- Luôn giữ sạch sẽ, VS răng miệng khi chăm sóc trẻ.
- Không sử dụng chung đồ dùng của trẻ
- Khám sức khỏe định kỳ hàng năm.
3. Vệ sinh môi trường:
3.1. Vệ sinh đồ dùng đồ chơi:
-  Bát, thìa, ca, cốc phục vụ ăn, uống cho trẻ cần theo qui định: Mỗi trẻ có ca, cốc, bát, thìa, khăn mặt riêng, đảm bảo sạch sẽ, hợp vệ sinh, an toàn. hằng ngày giặt khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, sau đó phơi nắng hoặc sấy khô. Hằng tuần, hấp hoặc luộc khăn 1 lần.
- Bình, thùng đựng nước phải có nắp đậy, được vệ  sinh hàng ngày, để nơi sạch sẽ, tránh bụi bẩn. Nước không uống hết sau một ngày phải đổ đi. Tuyệt đối không cho trẻ thò tay hoặc uống trực tiếp vào bình đựng nước.
- Bàn ghế, đồ dùng trong lớp thường xuyên lau sạch sẽ tránh để bụi bẩn.
- Đồ dùng vệ sinh ( xô, chậu...) dùng xong đánh rửa sạch sẽ, úp gọn gàng nơi khô ráo.
- Đồ chơi phải đảm bảo sạch sẽ, an toàn khi cho trẻ chơi. Hàng tuần vệ sinh đồ chơi ít nhất 1 lần.
3.2. Vệ sinh phòng nhóm:
- Hàng ngày trước khi trẻ đến lớp, cô mở tất cả cửa sổ và cửa ra vào để phòng được thông thoáng.
- Mở cửa phòng ngủ để thông thoáng phòng trước khi cho trẻ ngủ.
- Sân chơi cho trẻ phải sạch sẽ, an toàn, VS ít nhất 1 tuần 1 lần.
- Mối ngày quét nhà và lau nhà ít nhất 3 lần (trước giờ đón trẻ, sau 2 bữa ăn).
- Nếu có trẻ đái dầm khi ngủ, sau khi trẻ ngủ dậy cần làm vệ sinh ngay.
- Không đi guốc, dép bẩn vào phòng trẻ. Mỗi tuần tổng vệ sinh toàn bộ phòng trẻ: Lau cửa sổ, quét mạng nhện, lau bóng đèn, cọ rửa nền nhà, phơi chăn, chiếu, gối.
- Sân trường các khu vực xung quanh lớp học phải giữ vệ sinh sạch sẽ.
- Tạo môi trường, cây xanh, bóng mát trong sân trường, xử lý rác thải, nước thải.
- Cùng với các bộ phận khác làm vệ sinh quét dọn sân vườn, vệ sinh cống rãnh...
- Đảm bảo nhà vệ sinh luôn sạch sẽ, lau chùi thường xuyên sau khi trẻ vệ sinh xong cần phải kiểm tra ngay, nhà vệ sinh thoáng, đủ ánh sáng, không hôi khai, an toàn, thuận tiện và thoải mái khi trẻ sử dụng. Tránh để ứ đọng nước bẩn, nước tiểu trong nhà vệ sinh.
- Hàng ngày tổng vệ sinh trước khi ra về. Hàng tuần tổng vệ sinh toàn bộ nhà vệ sinh và khu vực xung quanh.
 
 
- 100% trẻ có đồ dùng cá nhânđầy đủ, riêng biệt, có ký hiệu riêng
- 90-95 % trẻ thực hiện tốt các thao tác vệ sinh và các qui định về vệ sinh cá nhân.
- Thư­ờng nhắc nhở để trẻ thực hiện đúng để rèn thói quen tốt cho trẻ.
 
 
- 90- 95 % trẻ nắm được và thực hiện đúng các thao tác rửa tay.
 
 
- 100% trẻ  biết súc  miệng  bằng nước muối sau khi ăn
 
 
- Thường nhắc nhở để trẻ thực hiện đúng để rèn thói quen tốt cho trẻ.
 
 
 
 
- Thường xuyên nhắc nhở để trẻ biết giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
 
 
- Giáo viên thay quần áo cho trẻ khi bị ướt tránh để lâu trẻ dễ bị cảm lạnh. Cởi bớt hoặc mặc thêm áo quần cho trẻ khi cần.
- Đối với những trẻ đi tiểu tiện ra quần giáo viên nhắc phụ huynh đưa thêm quàn áo dự trữ để kịp  thời thay cho trẻ.
 
 
 
 
- Nhà trường quy định cho giáo mặc đồ đồng phục và kiểm tra thường xuyên ai không mặc đồng phục đúng quy định sẽ xếp vào thi đua hàng tháng.
- Giáo viên và những người chăm sóc trẻ là tấm gương về giữ vệ sinh và chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh để trẻ học tập và  làm theo, không làm lây bệnh tật sang trẻ và cộng đồng.
 
 
 
- 100 % trẻ có ca, cốc, bàn chải đánh răng có kí hiệu riêng của trẻ để trẻ nhận.
- Không sử dụng chung đồ dùng.
 
- 100% giáo viên thực hiện tốt chuyên đề BVMT trong trường mầm non.
- Nhà trường kiểm tra việc chăm sóc  vệ sinh hàng ngày, kế hoạch tuần của các nhóm lớp.
 
- 100% CBGV được khám sức khỏe định kì.
- Nhà trường tổ chức khám sức khỏe  cho trẻ 2 lần/ năm và tiêm phòng vắc xin cho trẻ đầy đủ.
 
 
 
 
-100% các nhóm lớp thông thoáng phòng học, vệ sinh sạch sẽ
 
 
 
 
 
 
- Giáo viên phải có ý thức vệ sinh phòng nhóm sạch sẽ, thông thoáng theo qui định: Mở cửa, không đi dép bẩn vào phòng, trẻ đái dầm phải vệ sinh ngay, giữ nhà vệ sinh khô ráo và không có mùi hôi khai, quét mạng nhện, phơi chăn, gối, chiếu thường xuyên. Luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh chung và giáo dục trẻ biết giứ vệ sinh môi trường sạch sẽ.
- Giáo viên và người  chăm sóc trẻ phải thực hiện đúng các yêu cầu về vệ sinh cho trẻ theo lịch tuần.
- Thường xuyên vệ sinh thùng đựng nước uống của trẻ.
- Lau chùi bàn ghế khi bẩn và sắp xếp gọn gàng.
- Đồ chơi phải đảm bảo an toàn và cuối tuần rửa và ngâm dung dịch sát khuẩn sạch sẽ.
III: Chăm sóc sức khoẻ:
1. Sức khỏe
 -  Theo dõi và đấnh giá sự phát triển thể lực cho  trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng 3 lần/năm.
-  Khám sức khoẻ  cho trẻ 2 lần/ năm.
2. Phòng bệnh:
2.1. Tiêm chủng, phòng dịch:
- Nhắc nhở và tuyên truyền cho phụ huynh tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo hướng dẫn của y tế địa phương.
- Theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của trẻ sau tiêm chủng.
- Báo cáo với y tế địa phương những trường hợp bất thường để xử lý kịp thời.
- Nếu trong lớp có một số trẻ mắc cùng một loại bệnh, giáo viên báo cho nhà trường để mời y tế đến khám, tìm nguyên nhân, có biện pháp xử lý kịp thời để tránh lây lan.
-Thực hiện phòng chống  các dịch bệnh theo mùa
- Giáo viên nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống các dịch bệnh theo mùa theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo các cấp.
- Thực hiện tốt công tác phòng bệnh cho bản thân, cho trẻ và tuyên truyền các bậc phụ huynh cùng phối hợp thực hiện tốt vệ sinh phòng bệnh  khi đón trẻ đến trường cũng như khi trẻ ở nhà.
2.2. Phát hiện sớm và chăm sóc trẻ ốm:
- Khi đón trẻ và chăm sóc trẻ trong cả ngày, nếu thấy trẻ có gì khác thường phải theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ cẩn thận để xử lý kịp thời.
- Nếu trẻ sốt cao đặt trẻ nằm nơi yên tĩnh, cho trẻ uống nước quả, nước chè đường. Cởi bớt quần áo, lau mình cho trẻ bằng nước ấm. Nếu trẻ toát mồ hôi cần thay ngay quần áo và lau khô da, không nên chườm lạnh cho trẻ, cho trẻ thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn để đề phòng co giật và báo ngay cho cha mẹ trể hoặc đưa đến cơ sở y tế.
- Nếu trẻ nôn đặt trẻ nằm nghiêng hoặc ngồi dạy đề phòng trẻ hít phải chất nôn gây ngạt. Lau sạch chất nôn trên người trẻ, thay quần áo cho trẻ nếu cần.Thu dọn chất nôn  và quan sát để báo với cha mẹ trẻ và cơ sở y tế.
 
 
- 100% trẻ được cân đo tính biểu đồ tăng trưởng.
- 100% trẻ được khám sức khoẻ định kỳ .
 
- 100% trẻ được tiêm phòng  đầy đủ.
 
- Giáo viên phát hiện kịp thời để báo cáo với nhà trường khi có dịch bệnh xẩy ra tránh lây lan trong nhà trường.
- Nhà trường có phòng y tế, có các loại dụng cụ, thuốc men để phòng khi trẻ ốm..
 
-Đảm bảo các biện pháp phòng chống các dịch bệnh theo mùa, không để dịch bệnh lây lan trong nhà trường và cộng đồng.
 
 
 
 
 
- Khi chăm sóc trẻ ốm giáo viên cần có thái độ ân cần, dịu dàng, không làm trẻ sợ hãi, tránh để trẻ bị lạnh.
 
 
 
 
 
 
IV: An toàn:
-  Tạo môi trường an toàn cho trẻ khi đến trường.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nước uống và nước sinh hoạt dùng cho trẻ đảm bảo vệ sinh.
- Giáo viên và những người chăm sóc trẻ dành thời gian tiếp xúc vui vẻ với trẻ, tạo không khí thân mật như ở gia đình, tạo cảm giác yên ổn cho trẻ khi ở trường mầm non để trẻ tin tưởng rằng cô yêu trẻ. Tránh gò ép, dọa nạt, phê phán trẻ. Đặc biệt quan tâm chăm sóc các trẻ mới đến lớp và trẻ có nhu cầu đặc biệt.
- Không để xảy ra tai nạn và thất lạc trẻ.
- Có hàng rào bảo vệ khu vực trường.
- Bảo đảm đủ ánh sáng cho lớp học.
- Tạo không gian cho trẻ hoạt động trong lớp, sắp xếp hợp lý.
- Đảm bảo đồ dùng đồ chơi sạch sẽ. Không cho trẻ chơi đồ dùng đồ chơi nguy hiểm
- Nhà vệ sinh phù hợp lứa tuổi tránh để sàn nhà dễ gây trơn tuột.
- Không cho trẻ tiếp xúc với ngưòi lạ mặt hoặc nhận quà từ người lạ.
- Giáo viên có ý kiến kịp thời về những vấn đề về CSVC chưa đảm bảo an toàn để có biện pháp sửa chữa.
 
- 100% trẻ được đảm bảo an toàn khi đến trường MN
- Thường xuyên quan tâm , gần gũi đến trẻ từ vui chơi học hành đến chế độ ăn ngủ 
 
- Cô luôn quan sát và bao quát trẻ để tránh xảy ra tai nạn
- Không chọn những đồ dùng đồ chơi nguy hiểm cho trẻ chơi.
- Theo dõi và phát hiện kịp thời những kẻ lạ mặt để báo với cơ quan có thẩm quyền nhằm bảo vệ an toàn cho trẻ.
- Tạo điều kiện cho trẻ tham gia hoạt động cùng với các bạn
- Khi tổ chức bưa ăn cho trẻ tại lớp nên bố trí một chỗ nhất định cho trẻ khiếm thị để giáo viên có thể bao quát, giúp đỡ trẻ.
- Đồ dùng, các món ăn cần được sắp xếp một cách thống nhất.
- Sắp xếp trẻ ngồi ở vị trí thuận tiện để giáo viên và các bạn có thể hỗ trợ cho trẻ
V. Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng và trẻ khuyết tật
- Giáo viên dành thời gian tiếp xúc quan tâm đến nhiều đến trẻ suy dinh dưỡng và trẻ có nhu cầu đặc biệt.
- Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống dưới 3% nhẹ cân thể thấp còi dưới 4 %
- Phối hợp với phụ huynh để thống nhất các biện pháp chăm sóc trẻ và cải thiện dinh dưỡng cho trẻ ở nhà để phục hồi dinh dưỡng cho trẻ
- Có chế độ chăm sóc trẻ thấp còi nhẹ cân.
- Kiểm tra sức khỏe cân nặng của trẻ hàng tháng
- Tạo điều kiện cho trẻ tham gia hoạt động cùng với các bạn
- Khi tổ chức bữa ăn, giờ ngủ cho trẻ tại lớp giáo viên xếp bàn riêng cho trẻ trẻ khuyết tật và trẻ suy dinh dưỡng để cô dễ bao quát, giúp đỡ trẻ kịp thời
 
 
 
 
 
 
 
 
 
  
  1. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
Mục tiêu Nội dung  
Lĩnh vực phát triển thể chất  
MT1. Trẻ khoẻ mạnh, cân nặng, chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.
+ Cân nặng:
 
+ Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng
+ Tập các bài tập thể dục thường xuyên
+ Vệ sinh trong ăn uống và vệ sinh cá nhân sạch sẽ
+  Cân đo và khám sức khỏe định kỳ:
+ Cân nặng:
- Trẻ trai: 15.9-27.1kg
- Trẻ gái: 15.3-27.8 kg
+ Chiều cao:
- Trẻ trai: 106.1- 125.8cm
- Trẻ gái:  104.9-125,4cm
+  Theo dõi  trẻ béo phì và suy dinh dưỡng. Phối hợp với phụ huynh có biện pháp phù  hợp.
 
MT2. Hiểu về giá trị dinh dưỡng của các nhóm thực phẩm: Phân loại thực phẩm thường dùng theo nhóm giá trị dinh dưỡng (4 nhóm) + Nhận biết, phân loại một số thực phẩm  thông thường theo 4 nhóm thực phẩm: Giàu chất đạm, thực phẩm vi ta min và muối khoáng ....
+ Nhận biết dạng chế biến đơn giản của một sô thức phẩm, món ăn: Rau để luộc, nấu canh; gạo để nấu cơm, cháo ...
- Trải nghiệm: Bé làm đầu bếp
 
MT3 .Biết ăn nhiều loại thức ăn, ăn chín uống nước đun sôi để khỏe mạnh; uống nhiều nước ngọt, nước có ga, ăn nhiều đồ ngọt dễ béo phì, không có lợi cho sức khỏe. + Nhận biết các bữa ăn trong ngày và lợi ích của ăn đủ chất đủ lượng.
+ Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật(sâu răng, suy dinh dưỡng.....).
 
MT4. Thực hiện các yêu cầu giữ vệ sinh (VS) cá nhân, đồ dùng và môi trường sống gần gũi: VS cá nhân hàng ngày mà không cần nhắc nhở và hỗ trợ;  VS các đồ dùng chung trong g6ia đình và lớp học + Tập luyện kĩ năng đánh răng
+ Thực hiện vệ sinh cá nhân rửa: Tự rửa tay bằng xà phòng,  tự lau mặt, súc miệng.
+ Sử dụng  khăn mặt, cốc uống nước  đúng cách
+ Chải tóc, vuốt tóc bù rối; Chỉnh lại quần áo khi bị xô xệch.
+ Đi về sinh đúng nới quy định, đi xong biết dội, xả nước cho sạch.
+ Tự tháo tất, cởi quần áo khi bị ướt, bẩn và để vào nơi quy định: Dạy trẻ kỹ năng cởi, mặc quần áo; kỹ năng gấp quần áo.
 
MT5. Trẻ có một số hành vi tốt trong ăn uống. Sử dụng đồ dùng phục vụ ăn uống thành thạo. + Mời cô, mời bạn trước khi ăn, ăn từ tốn, không đùa nghịch, không làm đổ vãi thức ăn.
+ Không uống nước lã, ăn quà vặt ngoài đường.
+ Sử dụng đồ dùng phục vụ ăn uống thành thạo
 
MT6. Trẻ có một số hành vi tốt trong vệ sinh, phòng bệnh + Vệ sinh răng miệng(sau khi ăn, trước khi đi ngủ, sáng ngủ dậy), đội mũ khi ra nắng , mặc áo ấm, đi tất khi trời lạnh, đi dép, giày khi đi học.
+ Nhận biết một số biểu hiện khi ốm
+ Che miệng khi ho, hắt hơi
+ Đi vệ sinh đúng nơi quy định
+ Bỏ rác đúng nơi quy định.
+ Nói với người lớn khi bị đau, chảy máu hoặc sốt.
+ Phòng chống dịch bệnh covid-19: Đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng,  dung dịch sát khuẩn.
- Dạy trẻ đeo khẩu trang đúng cách.
 
MT7. Nhận biết một số vật dụng nguy hiểm và nói được mối nguy hiểm khi đến gần; không nghịch các vật sắc nhọn ) + Nhận biết và phòng tránh:
- Những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng: bàn là, phích nước nóng, phích điện, ổ cắm điện.. và những vật sắc nhọn.
- Không chơi những nơi nguy hiểm: ao, hồ sông, bể chứa nước, giếng, hố vôi , bụi rậm và nói được mối nguy hiểm khi đến gần...
- Dạy trẻ kỹ năng phòng chống đuối nước.
 
 
MT8. Biết những nơi nguy hiểm và nói được mối nguy hiểm khi đến gần  
MT9. Trẻ  nhận biết nguy cơ không an toàn khi ăn uống và phòng tránh. + Không tự lấy thuốc uống, không leo trèo bàn ghế, lan can. 
+ Không tự lấy thuốc uống.
+ Biết: cười đùa khi ăn uống hoặc ăn các loại quả có hạt dễ bị hóc sặc.
+ Ăn thức ăn ôi, thiu......không tốt cho sức khỏe.
+ Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe và không lại gần người hút thuốc.
 
MT10. Nhận biết được một số trường hợp không an toàn và gọi người giúp đỡ, Biết kêu cứu và chạy khỏi nơi nguy hiểm. * Gọi người lớn khi gặp trường hợp: Cháy, có người rơi xuống nước, ngã chảy máu.
- Dạy trẻ kỹ năng phòng chống cháy nổ.
 + Biết được địa chỉ, nơi ở, số điện thoại gia đình, người thân và khi  bị lạc biết hỏi, gọi người lớn giúp đỡ.
- Dạy trẻ kỹ năng phòng tránh khi bị xâm hại.
 
MT11. Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép. + Không tự ý ra khỏi nhà, khu vực trường lớp khi chưa được sự cho phép của người lớn, cô giáo:
- Dạy trẻ kỹ năng phòng chống bắt cóc trẻ.
 
MT12. Thực hiện một số quy định ở trường, nơi  công cộng  về an toàn. + Sau giờ học về nhà, không tự ý  đi chơi
+ Đi bộ trên vỉa hè, đi sang đường phải có người dắt; đội mũ an toàn khi ngồi trên xe máy:
- Dạy trẻ an toàn khi ngồi trên xe máy
+ Không leo trèo cây, ban công
 
MT13.Trẻ thực hiện được đầy đủ các động tác trong bài tập thể dục. + Tay: Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên(Kết hợp vẫy bàn tay, quay cổ tay, kiểng chân); Co duỗi từng tay, kết hợp kiểng chân. Hai tay đánh xoay tròn  trước ngực, đưa lên cao.
+ Lưng, bụng, lườn: Ngữa người ra sau kết hợp giơ tay lên cao, bước chân sang phải, sang trái.
+ Chân: Đưa ra phía trước, đưa sang ngang; nhảy lên đưa 1 chân về phía trước, 1 chân về phía sau.
 
MT14.  Giữ được thăng bằng   bằng khi thực hiện vận động: Đi, bước, đứng. + Bước lên ghế không mất thăng bằng.
+ Đi bằng mép ngoài bàn chân, đi khuỵu gối.
+ Đi liên tục trên ghế thể dục.
+ Đi trên ghế băng đầu đội túi
+ Đi trên dây đặt trên sàn.
+ Đi trên ván dốc(dài 2m, rộng 0,3, một đầu kên cao 0,3m)
+ Đi nối bàn chân tiến, lùi.
+ Đứng 1 chân và giữ thẳng người trong 10 giây.
 
MT15. Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian. + Chạy liên tục với tốc độ chậm đều.
+ Phối hợp chân tay nhịp nhàng.
 
MT16. Kiểm soát được vận động: Đi, chạy.
 
+ Đi/ chạy thay đổi  tốc độ theo hiệu lệnh
+ Đi theo đường dích dắc (5 -6 điểm)  
+ Chạy 18 m trong khoảng 10 giây.                   
+ Chạy chậm100-120m
+ Chạy liên tục 150m
 
MT 17. Thực hiện hối hợp tay- mắt trong vận động: Chuyền, tung, ném, đập, bắt bóng.; Ném và bắt bóng bằng 2 tay từ khoảng cách xa tối thiểu 4m  + Đi, đập và bắt  bóng nảy 4-5 lần liên tiếp. 
+ Bắt và ném bóng với người đối diện(4m).
+ Tung, đập bắt bóng tại chỗ.
+ Tung bóng lên cao và bắt bóng
+ Lăn bóng và di chuyển theo bóng
+ Di chuyển theo hướng bóng bay để bắt bóng
+ Bắt được bóng bằng 2 tay.
+ Ném xa bằng 1 tay
+ Ném xa bằng 2 tay
+ Ném trúng đích đứng bằng 1 tay 
+ Ném trúng đích đứng bằng 2 tay
+ Chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng ngang, hàng dọc.
+ Chuyền bóng qua đầu,  qua chân.
 
MT18. Thực hiện phối hợp các cơ quan trong cơ thể trong các vận động: Bò, trườn. + Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế dài 1,5m  x30cm.                                                   + Bò chui qua ống dài 1,5m x 0,6m                                                                               + Bò bằng bàn tay, bàn chân 4-5m  
+ Bò dích dắc qua 7 điểm                                                                     + Trèo lên xuống 7 gióng thang.   
 
MT19. Thể hiện mạnh dạn, tự tin trong vận động: Bật, nhảy + Bật xa 40- 50 cm.       
+ Bật liên tục vào vòng                                                                                                                             + Bật tách, khép chân qua 7 ô                                                              + Bật qua vật cản(cao 15-20cm
+ Nhảy xuống từ độ cao 40-45 cm.  
+ Nhảy lò cò 5m
 
MT20.Thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp
 
+ Bò vòng qua 5-6 điểm dích dắc, cách nhau 1,5 . 
+ Ném trúng đích đứng(cao 1,5m xa 2m)
+ Chạy liên tục theo hướng thẳng 18m trong vong 10s.
 
MT21. Thực hiện được các vận động + Uốn ngón tay, bàn tay; xoay cổ tay.
+ Gập, mở lần lượt từng ngón tay.
 
MT22. Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay- mắt trong một số hoạt động: + Các loại cử động bàn tay,  ngón tay, cổ tay.
+ Bẻ, nắn.
+ Lắp ráp 
+ Xé, cắt đường vòng cung, cắt theo đường viền của hình vẽ.
+ Vẽ hình và sao chép các chữ cái, chữ số; cắt được theo đường viền của hình vẽ
+ Ghép và dán hình đã cắt theo mẫu.
 + Sử dụng kéo, bút.
+ Tô, đồ theo nét.
+ Vẽ hình và sao chép các chữ cái, chữ số.
+ Xếp chồng 15-12 khối theo mẫu.
 + Cài, cởi cúc áo, kéo khóa(phéc mơ tuya, xâu, luồn, buộc dây).
 
MT23.Tham gia học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút. + Tham gia hoạt động tích cực.
+ Không có biểu hiện mệt mỏi, ngáp, ngủ gật....
 
Lĩnh vực phát triển nhận thức  
Khám phá khoa học                     MT24.   Tò mò tìm tòi, thích khám phá sự vật, hiện tượng xung quanh như đặt câu hỏi về sự vật hiện tượng như: Tại sao có mưa?..  . + Đồ chơi, đồ vật, trò chơi, hoạt động mới.
+ Hay hỏi về những thay đổi.
+ Một số hiện tượng : mây mưa, sấm chớp ..
 
 
MT25.  Gọi tên nhóm cây cối, con vật theo đặc điểm chung.   + Gọi tên các con vật, cây gần gũi xung quanh. Tìm được đặc điểm chung của 3 hoặc 4 con vật hoặc cây.
+ Đặt tên cho nhóm những con, cây bằng từ khái quát.
 
MT 26. Phối hợp các giác quan để quan sát, xem xét và thảo luận về sự vật, hiện tượng như sử dụng các giác quan khác nhau để xem xét lá, hoa, quả .....và thảo luận về  đặc điểm của đối tượng.
- Nói tên 1 số con vật, 1 số loại quả, đồ dùng gia đình(bàn, ghế) 1 số PTGT bằng tiếng anh.
 
- Một số loại rau
- Một số loại hoa, quả.
- Một số con vật quen thuộc.
- Một số phương tiện giao thông.
- Đồ dùng gia đình, đồ dùng trường mầm non.
- Đặc điểm tính chất của đất, đá, cát, sỏi.
- Một số nguồn nước.
- Làm quen 1 số đồ dùng học tập ở trường tiều học.
- Tham quan trường tiểu học.
 
MT27. Nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây, con vật và một số hiện tượng tự nhiên. + Gọi tên từng giai đoạn phát triển của đối tượng (cây con) thể hiện trên tranh ảnh.
+ Sắp xếp những tranh ảnh đó theo trình tự phát triển.
+ Nhận ra và sắp xếp theo trình tự của sự thay đổi của cây cối, con vật, hiện tượng tự nhiên.
+ Một số hiện tượng tự  nhiên.
 
MT28. Nói được một số đặc điểm nổi bật của các  mùa trong năm nơi trẻ sống(CS 94) + Gọi tên và nêu được đặc điểm đặc trưng của các mùa: - Thứ tự các mùa trong năm.
+ Sự thay đổi trong sinh hoạt của con người, con vật và cây theo mùa.
+ Nêu được khác biệt cơ bản giữa 2 mùa hè- đôn g.
 
MT29. Dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản, sắp xẩy ra.(CS 95) + Nêu hiện tượng có thể xẩy ra tiếp theo
+ Giải thích dự đoán của mình.
 
 
MT30:  Biết chức năng của các giác quan và 1 số bộ phận khác của cơ thể. Biết nhu câu của bản thân.
- Gọi tên 1 số giác quan và bộ phân trên cơ thể bằng tiếng anh
 
+ Nhận biết chức năng các giác quan và các bộ phận khác của cơ thể): Cơ thể bé và bạn.
+ Nhu câu của bản thân.(Cần gì lớn lên và khỏe mạnh)
 
 
MT31. Làm thử nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán, nhận xét và thảo luận.   +Thử nghiệm giao hạt/ trồng cây. Cây được tưới nước, không được tưới nước, theo dõi và so sánh sự phát triển.
+Pha màu nước, pha đường, muối. Chất tan, không tan.
 
MT 32. Phân loại các đối tượng theo những dấu hiệu khác nhau. + Phân loại: đồ dùng đồ chơi, một số phương tiện giao thông, cây, hoa, quả, con vật theo 2-3 dấu hiệu.
- Đồ dùng, đồ chơi trong trường mầm non.
- Đồ dùng trong gia đình
- Một số loại hoa, loại quả...
- Cây xanh
- Động vật nuôi trong gia đình, trong rừng, dưới nước...
- Một số phương tiện giao thông .
 
MT33. Nhận xét được mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng.  Giải thích được một số mối quan hệ nguyên nhân- kết quả đơn giản trong cuộc sống hàng ngày.
Giải quyết các vấn đề đơn giản bằng các cách khác nhau.
+ Quan sát, giải thích mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây với môi trường sống.
 + Không khí, các nguồn ánh sáng và sự cần thiết của nó với cuộc sống con người, con vật và cây.
+ Các nguồn nước trong môi trường sống, nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước
+ Nêu được nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó.
+ Giải thích bằng mẫu câu “tại vì..”, “nên..”
+ Thử nghiệm Nước bốc hơi(Nắp cốc có những giọt nước do nước nóng bốc hơi)
Giải quyết vấn đề đơn giản bằng các cách khác nhau( trẻ xem vi deo các tình huống)
 
MT34. Nhận xét, thảo luận về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của các đối tượng được quan sát. Loại một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại. + So sánh sự khác nhau và giống nhau của 1 số  đồ dùng, đồ chơi:
- Đồ dùng, đồ chơi trong trường mầm non.
- Đồ dùng trong gia đình
+ So sánh sự khác nhau và giống nhau của 1 số con vật, cây, hoa, quả:
- Một số loại rau
- Một số loại hoa, quả.
- Cây xanh
- Một số con vật quen thuộc.
+ Sự khác nhau giữa ngày và đêm
+ Nhận ra sự khác biệt của một đối tượng trong nhóm so với những cái khác.
+ Giải thích đúng khi loại bỏ đối tượng khác biệt đó.
 
Khám phá xã hội                       
MT 35. Nói được  họ và tên, tuổi, giới tính  của bản thân khi được hỏi, trò chuyện.  + Họ tên, tuổi, giới tính, đặc điểm bên ngoài, sở thích, nhu cầu của bản thân: Bé tự giới thiệu về mình
 
 
 MT 36.  Nói họ, tên và công việc của bố, mẹ các thành viên trong gia đình khi được hỏi, trò chuyện, xem ảnh về gia đình. Nói được địa chỉ, nhu cầu gia đình mình.. + Họ, tên và công việc của bố mẹ, các thành viên trong gia đình và công việc của họ: Gia đình bé
+ Địa chỉ gia đình(Ngôi nhà bé ở)
+ Nhu cầu gia đình
 
MT37. Nói được tên và địa chỉ trường, lớp, một vài đặc điểm của các bạn trong lớp, tên và công việc của cô giáo, các cô bác trong trường, các hoạt động của trẻ ở trường mầm non.  + Tên, địa chỉ của trường, lớp. Tên và công việc của cô giáo và các cô bác trong trường: Lớp học của bé; Trường mầm non thân yêu.
  + Họ tên và một vài đặc điểm của các bạn; các hoạt động của trẻ ở trường.
 
MT38. Nói đặc điểm và sự khác nhau của 1 số nghề phổ biến. + Tên gọi, công cụ, sản phẩm, các hoạt động và ý nghĩa của các số nghề phổ biến, nghề truyền thống của địa phương:  Nghề  làm ruộng; bác sỹ; cô giáo;Thợ xây..)
- Thăm quan cánh đồng (lúa, ngô, lạc..)
 
 
MT39. Kể tên một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống. + Kể, trả lời được câu hỏi của người lớn về những địa điểm vui chơi công cộng, trường học, nơi mua sắm, khám bệnh ở nơi trẻ sống hoặc đã được đến .
 
 
MT40. Kể  tên  và nêu một vài nét của danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử của Quê hương -Đất nước. + Đặc điểm nổi bật của một số di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh của địa phương, Quê hương- Đất nước:
- Kể tên nhận biết 1 số đặc điểm nổi  bật về quê hương    Diễn Châu, nghệ An với những địa danh: Đền An Dương Vương, Hồ Xuân Dương, Sông Bùng, Lèn Hai Vai, Quê Bác Hồ, quảng trường Hồ Chí Minh, Lăng Bác Hồ, Thủ đô Hà Nội, Biển đảo Việt nam….  
 
MT41.Kể tên một số ngày lễ hội và nói về hoạt động nổi bật của những dịp lễ hội. + Nhận biết các hoạt động trong ngày hội trong trường mầm non và lễ hội, sự kiện văn hóa của quên hương, đất nước: Ngày khai giảng, tết trung thu,  ngày 20/11, ngày 22/12,  Noel, ngày tết nguyên đán, ngày 8/3 và Ngày sinh nhật Bác Hồ 19/5.
 
 
 
Làm quen với toán    
MT42. Đếm trên đối tượng phạm vi 10 và đếm theo khả năng.
So sánh đối tượng của 3 nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau và nói được kết quả
Đếm được từ 1-10 bằng tiếng anh
 
- Ôn số lượng trong phạm vi 5. Nhận biết chữ số 5
-Trẻ biết đếm số 6, nhận biết các nhóm có 6 đối tượng và nhận biết chữ số 6.
-Trẻ biết đếm số 7, nhận biết các nhóm có 7 đối tượng và nhận biết chữ số 7.
-Trẻ biết đếm số 8, nhận biết các nhóm có 8 đối tượng và nhận biết chữ số 8.
-Trẻ biết đếm số 9, nhận biết các nhóm có 9 đối tượng và nhận biết chữ số 9.
-Trẻ biết đếm số 10, nhận biết các nhóm có 10 đối tượng và nhận biết chữ số 10.
- Trẻ biết so sánh đối tượng của 3 nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau và nói được kết quả.
 
 
MT 43. Trẻ nhận biết các con số từ 5-10 và sử dụng các số đó để chỉ số lượng, số thứ tự.
 
- Nhận biết các số từ 1-10
- Sử dụng các số từ 5-10 đặt vào có số lượng tương ứng, số thứ tự
 
MT44. Trẻ biết so sánh, thêm bớt số lượng của 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau   - Trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 6, tạo nhóm có số lượng 6.
- Trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 7, tạo nhóm có số lượng 7.
- Trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 8, tạo nhóm có số lượng 8
- Trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 9, tạo nhóm có số lượng 9.
- Trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 10, tạo nhóm có số lượng 10
 
MT45. Tách / gộp một  nhóm đối tượng trong phạm vi 10  thành 2 nhóm bằng các cách khác nhau.  - Trẻ biết gộp/ tách  6 đối tượng thành 2 phần theo các cách chia khác nhau và đếm.
- Trẻ biết gộp/tách 7 đối tượng thành 2 phần theo các cách chia khác nhau và đếm.
- Trẻ biết gộp/tách 8 đối tượng thành 2 phần theo các cách chia khác nhau và đếm.
- Trẻ biết  gộp/ tách 9 đối tượng thành 2 phần theo các cách chia khác nhau và đếm.
- Trẻ biết gộp/ tách 10 đối tượng thành 2 phần theo các cách chia khác nhau và đếm.
 
MT46. Nhận ra quy rắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo quy tắc . + Ghép thành cặp những đối tượng có mối liên quan
+  So sánh, phát hiện quy tắc sắp xếp và xếp theo quy tắc.
+ Tạo ra quy tắc sắp xếp
 
MT47. Sử dụng được  một số dụng cụ để đo, đong  và so sánh, nói kết quả. + Đo độ dài 1 vật bằng đơn vị đo khác nhau
+ Đo độ dài các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo.
 + Đo dung tích các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo.  
 
MT48. Gọi tên và chỉ ra các điểm giống nhau, khác nhua giữa 2 khối khối cầu và khối trụ, khối vuông và khối chữ nhật. + Nhận biết, gọi tên khối cầu- khối trụ; Khối vuông- khối chữ nhật
+Nhận dạng các khối hình đó trong thực tế.
 
MT49. Sử dụng các vật liệu khác nhau để tạo ra các hình đơn giản. + Chắp ghép các hình học để tạo thành các hình mới theo ý thích và theo yêu cầu.  
MT50. Sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đồ vật so với vật làm chuẩn. + Xác định vị trí của đồ vật :Phía trước - phía sau; Phía trên - phía dưới; phía phải- phía trái  so với bạn thân trẻ, với bạn khác, với một vật nào đó làm chuẩn.  
MT51. Gọi đúng tên các thứ trong tuần, các mùa trong năm. + Gọi tên các thứ trong tuần.
+ Thứ tự các mừa trong năm.
 
 
MT52. Phân biệt hôm qua, hôm nay và ngày mai qua các sự kiện hàng ngày. + Phân biệt hôm qua, hôm nay và ngày mai.  
MT53. Nói ngày trên lốc lịch và giờ chẵn trên đồng hồ. + Biết lịch dùng để làm gì và đồng hồ dùng để làm gì.
+ Nói ngày trên lốc lịch và giờ chẵn trên đồng hồ(2 giờ, 3 giờ,...).
 
 
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ  
MT54. Trẻ hiểu được nghĩa từ khái quát: PTGT, động vật, thực vật, đồ dùng..... + Nghe hiểu các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng:  đồ dùng/ thực vật/ động vật, PTGT ......
+ Các từ khái quát: Động vật, thực vật, PTGT, đồ dùng gia đình, đồ dùng học tập:
+ Thực vật:  Hoa, quả, rau, cây
 + Đồ dùng trong gia đình: bàn, ghế, gường, ấm điện, tủ lạnh, ..
+ Động vật: Trâu, bò, lợn, Chó, voi, sư tử; tôm, cá...
+ PTGT: Ô tô, xe máy, ….
 
MT55. Lắng nghe và nhận xét ý kiến của người đối thoại. Sử dụng được các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm phù hợp với ngữ cảnh. + Nghe, sử dụng được các từ chỉ  đặc điểm, tính chất, công dụng, hoạt động phù hợp với ngữ cảnh
+ Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp.
 
MT56. Biết kể có thay đổi một vài tình tiết như thay tên nhân vật, thay đổi kết thúc, thêm bớt sự kiện...trong nội dung truyện. + Kể chuyện sáng tạo.    
MT57. Sử dụng được các từ: “Cảm ơn, xin lỗi”, “Xin phép”, “Vâng ”; “Dạ”; “Thưa”...phù hợp với tình huống. + Sử dụng các từ biểu cảm, hình tượng.
 
 
MT58. Trẻ nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, sợ hãi . (chỉ số 61). + Nhận ra cảm xúc vui buồn, âu yếm, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận của người khác.
+ Thể hiện cảm xúc của bản thân qua ngữ điệu của lời nói
 
MT59. Trẻ biết Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2,3 hành động.  
+ Thực hiện 2-3 yêu cầu của giáo viên
 
MT60.  Kể lại được nội dung  chuyện đã nghe theo trình tự nhất định. Đóng vai các nhân vật trong truyện...    *Trường MN – Bé vui trung thu
   Ngày  đầu đến lớp, mời bạn đến nhà,thỏ trắng biết lỗi( Phùng Kim Liên), bài học đầu năm, mèo con và quyển sách(Trần Thị Thu), món quà của cô giáo, ai quan trọng nhất, sự tích chú cuội cung trăng; 
* Bản thân:
 Truyện: Mỗi người mỗi việc(Lê Thị Thu Hương), cái mồm(Phùng Thành Chung, cháu rất nhớ bạn,  câu chuyện của tay trái, tay phải( Lý Thị Minh Hà), chuyện  của dê con, đôi tai xấu xí, cái đuôi của sóc nâu, giấc mơ kỳ lạ, cháu rất nhớ bạn ấy.
* Gia đình – Vui hội cô giáo  
   Truyện: Ai đáng khen nhiều hơn (Phong Thu), ba cô gái (Thu Thủy), bàn tay có nụ hôn(Thanh Nga), hai anh em, cây gia đình của cóc nâu, hai anh em gà con.
* Nghành nghề- Ngày thành lập QĐNDVN.
* Truyện: Qủa dưa hấu,  thần sắt, cây rau của thỏ út, ba anh em (truyện cổ Grim), ba chú lợn.
* Động vật
 Truyện:  Chú  dê đen(Nhà xuất bản giáo dục), truyện của dê con, dê con nhanh trí, mèo lại hoàn mèo ( truyện ngụ ngôn Việt Nam), cá cầu vồng(Cẩm Bích), con gà trống kiêu căng (Trần Thị Ngọc trâm), ai đáng khen nhiều hơn, quả trứng của ai, cuộc thi bơi của tôm cua cá, cá diếc con, bác sỹ chim;
* Thực vật – Tết và mùa xuân-Ngày 8-3
 Truyện:  Qủa bầu tiên (Kim Tuyến), cây trẻ  trăm đốt ( Phỏng theo truyện cổ tích), sự tích hoa hồng (Theo báo hoa hồng), hoa bìm bịp. sự tích bánh chưng bánh dày (Truyện cổ tích việt nam), sự tích cây khoai lang (Theo báo họa mi), cây rau của thỏ út, chiếc áo mùa xuân (Phương Anh), chuyện của hoa phù dung (Nguyễn Thái Vân)
* Quy đinh và PTGT  
 Truyện: Một phen sợ hãi(Phạm Minh Thư), kiến con đi xe ô tô (Phạm Mai Chi), những tấm biển biết nói, thỏ con đi học (Đỗ Thị Ngọc Anh), qua đường (T.H),  vì sao thỏ cụt đuôi(Phạm Hoàng Yến), những tấm biển biết nói (Nguyễn Đức)
* Nước và các hiện tượng tự nhiên:
 Truyện: Sự tích ngày và đêm, sơn tinh, thủy tinh( Phỏng theo truyện cổ tích việt nam), con vật bị rơi xuống nước, giọt nước tý xíu (Nguyễn Linh), nàng tiên bóng đêm (Vi Tiểu Thanh), chú bé giọt nước, cô con út của ông mặt trời (Thu Hằng)
* Quê hương yêu dấu- Bác Hồ của em - Trường TH
Truyện: Sự tích Hồ  gương(Phỏng theo truyền thuyết sự tích hồ gươm), qủa táo, niềm vui bất ngờ (Nhà xuất bản kim đồng), thánh gióng (Phỏng theo truyện cổ tích việt nam), sơn tinh thủy tinh, mèo con và quyển sách (Trần Thị Thu)
- Đóng kịch: Đóng vai các nhân vật trong chuyện theo lời dẫn chuyện.  
 
 
MT61. Trẻ biết kể chuyện sáng tạo theo tranh, đồ vật đồ chơi và kinh nghiệm của bản thân - Trẻ kể sáng tạo theo tranh, đồ vật, đồ chơi và kinh nghiệm của bản thân
 
 
MT62.  Đọc biểu cảm các bài thơ, ca dao, đồng giao * *Trường MN – Bé vui trung thu
Thơ: Nghe lời cô giáo (Nguyễn Văn Chương), bàn tay cô giáo (Định Hải), cô giáo, bập bênh (Lê Thị Hiển), gà học chữ(Phạm Trung Hiếu), làm quen chữ số(Vương Trọng), tay ngoan (Võ Thị Như Chơn), trăng ơi từ đâu đến(Trần Đăng Khoa), bé học toán(Phan Thị Thu Huyền), tình bạn(Trần Thị Hương), mùa thu sang (Trần Đăng Khoa), chơi ú tim(Phạm Hổ), bạn mới.
 * Bản thân:
  Cái lưỡi (Lê Thị Mỹ Phương), em vẽ (Gia Lai), xòe tay(Phong Thu), bé chẳng sợ tiêm, tay ngoan ( Võ Thị Như chơn), lời bé(Nguyễn Văn Bình), mẹ của em(Trần Quang Vinh), những con mắt(Trường mầm non tuổi thơ).
 * Gia đình – Vui hội cô giáo  
  Em yêu nhà em (Đàm Thị Lam Luyến), làm anh ( Phan Thị Thanh Nhàn), giữa vòng gió thơm (Quang Huy), ngôi nhà, mẹ của em(Trần Quang Vịnh), quạt cho bà ngủ(Thạch Quỳ), ông cháu nhà vịt (Trần Minh), cô giáo của con.
 * Nghành nghề- Ngày thành lập QĐNDVN.
  Chú bộ đội hành quân trong mưa (Vũ Thùy Hương), Làm bác sỹ(Lê Ngân), hạt gạo làng ta(Trần Đăng Khoa), chiếc cầu mới (Thái hoành Linh), cái bát xinh xinh (Thanh Hòa), ước mơ của tý (Lưu Thị Ngọc Lễ), làm bác sỹ, bát cơm ngày mùa(Nguyễn Thị Thảo).
 * Những con vật đáng yêu
  Mèo đi câu cá (Thái hoàng Linh), gà nở (Phạm Hổ), gà mẹ đếm con(Nguyễn Duy Chế), con chim chiền chiện(Huy Cận), mèo đi câu cá(Thái Thùy Linh), nàng tiên ốc(Phan Thị Thanh Nhàn), chú bò tìm bạn, bó hoa tặng cô (Ngô Quân Miện)
 * Thực vật – Tết và mùa xuân-Ngày 8-3
  Hoa kết trái(Thu Hà), hoa cúc vàng(Nguyễn Văn Chương), hoa đào (Mai Văn Hải), ăn quả(Hồng Thu), cây đào, giàn gấc (Đặng Vương Hưng), mùa xuân(Trần Đăng Khoa), lời chào của hoa. Nụ hồng 8/3, ngày 8/3 của bé(NLp Trinh)
 * Quy đinh và PTGT  
  Chúng em chơi giao thông (Ngô Tô Hải), bé và mẹ      (Lương Thị Xiêm), chú cảnh sát giao thông(Hương Mai), cháu dắc tay cô(Bùi Thị Tình), cháu dát tay ông (Nguyễn Phan Khuê), đàn Kiến nó đi(Hương Mai); tiếng còi tàu, cô dạy con(Bùi Thị Tình), giúp bà (Hoàng Thị Phảng).
 * Nước và hiện tượng tự nhiên:
   Mùa hè  của em(Tuyết Hoa), mưa (Trần Đăng khoa), cầu vồng(Phạm Hổ), nắng bốn mùa(Mai Anh Đức), gió, bình minh trong vườn, mưa rơi (Xuân quỳnh), ông  măt trời (Ngô Thị Bích Hiền), mùa xuân, trăng ơi từ đâu đến, trưa hè,
 Quê hương yêu dấu- Bác Hồ của em - Trường TH
  Gà tơ đi học, Bác Hồ của em(Phan Thị Thanh Nhàn), ảnh Bác(Trần Đăng Khoa), quê em, quê em vùng biển, về quê (Nguyễn Thắng);
* Đồng dao, ca dao: Chi chi chành chành, rồng rắn lên mây, thả đĩa ba ba, xỉa cá mè đè cá chép, nu na nu nống, dung dăng dung dẻ, em tôi bùn ngủ buồn nghê, cái cò đi đón cơn mưa mười hai tháng gio....
 
MT63. Dùng được câu đơn, câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định, câu mệnh lệnh. + Nghe, hiểu nội dung các câu đơn, câu ghép câu khẳng định, câu phủ định, câu mệnh lệnh trong giao tiếp hàng ngày.
+ Bày tỏ nhu cầu, tình cảm và hiểu biết của bản thân rõ ràng, dễ hiểu bằng các câu đơn, câu ghép khác nhau.
+ Trả lời và đặt câu hỏi.
 
MT64.  Biết sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hàng ngày.(CS 66) + Sử dụng đúng các danh từ, tính từ, động từ, từ biểu cảm trong câu nói phù hợp với tình huống giao tiếp.  
MT65.Trẻ biết sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân.
 
+  Dễ dàng sử dụng lời nói  cử chỉ một cách phù hợp để diễn đạt cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm bản thân.
+ Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân rõ ràng, dễ hiểu bằng các câu đơn, câu ghép khác nhau.
 
MT66. Trẻ biết sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động. (CS69) + Trao đổi bằng lời nói, đề xuất trong các cuộc chơi.
 Hướng dẫn và giải quyết vấn đề
+ Hợp tác với bạn trong quá trình chơi
 
MT67. Biết kể về một số việc, hiện tượng nào đó để người khác hiểu được. ( CS 70)
  
 
+ Miêu tả hay kể rõ ràng mạch lạc hay trình tự lô rich nhất định về một sự vật và hiện tượng mà trẻ biết hoặc nhìn thấy
+ Chú ý đến thái độ của người nghe để kể chậm lại, nhắc lại hay giải thích lại lời kể của mình khi người nghe chưa rõ.
 
MT68. Biết Cách khởi xướng cuộc  trò chuyện. ( CS 72) 
 
+ Bắt chuyện với bạn bè hoặc người lớn bằng nhiều cách khác nhau
+ Cuộc trò chuyện được duy trì và phát triển
 
MT69. Biết chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt,ánh mắt phù hợp ( CS 74). +  Lắng nghe và nhìn vào mắt người khác nói.
+ Trả lời câu hỏi bằng điệu bộ, cử chỉ, nét mặt.
 
MT70. Không nói leo, không ngắt lời người khác khi trò chuyện. (CS 75).
 
+ Giơ tay khi muốn nói và chờ đến lượt
+ Không nói chen vào khi người khác đang nói. Tôn trọng người nói bằng việc lắng nghe hoặc đặt được câu hỏi và nêu ý kiến của mình khi họ nói xong.
 
MT71. Biết hỏi lại hoặc có những biểu hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi không hiểu người khác nói. ( CS 76). +  Dùng câu hỏi để hỏi lại, dùng cử chỉ để biểu hiện cái chưa hiểu  
MT72. Không nói tục chửi bậy. ( CS 78)
 
+ Dạy trẻ cách giao tiếp lễ phép không nói tục, chửi bậy hoặc bắt chước lời nói tục trong bất cứ tình huống nào.  
MT73. Thích đọc những chữ cái đã biết trong môi trường xung quanh.
 
+ Thích tìm kiếm những chữ đã biết ở sách, truyện, biểu bảng...
Chỉ và đọc  những chữ có ở môi trường xung quanh.
+  Thích tham gia các hoạt động nghe cô đọc sách hỏi người lớn và bạn bè những gì chưa biết.
 
MT74. Thể hiện sự thích thú với sách. + Bày tỏ ý tưởng của mình khi làm sản phẩm...
+ Tìm sách, xem sách, “đọc” sách. 
 
MT75. Có hành vi đúng khi sử dụng sách và các đồ dùng để viết
 
-Cầm sách, cầm bút, giở sách đúng cách: cầm đúng chiều, mở từ trang bìa, lật sách, chỉ vào chữ từ trái sang phải, từ trên xuống dưới;
- Biết cách viết chữ theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới;
- Để sách, bút đúng nơi quy định, không vẽ bẩn, làm nhăn, nhàu, hỏng sách
 
MT76.“Đọc” theo truyện tranh đã biết.
 
+ Chỉ vào chữ dưới tranh minh họa và đọc thành tiếng theo trí nhớ để đọc thành một câu chuyện có nội dung phù hợp với từng tranh minh họa.  
MT77. Biết kể chuyện theo tranh.
 
+  Một số câu chuyện tranh: sắp xếp theo trình tự một số tranh liên hoàn khoảng 4-5 tranh có nội dung rõ ràng, gần gũi phù hợp với nhận thức của trẻ.  
MT78. Biết chữ viết có thể đọc và thay cho lời nói( CS 86). + Hiểu và dùng tranh ảnh, chữ viết, số ký hiệu. Để thể hiện sự mong muốn truyền đạt.  
MT79.  Biết dùng các ký hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩa và kinh nghiệm của bản thân(CS 87)
 
+ Tự mình viết ra, tạo ra những hình mẫu, biểu tượng, những hình mẫu ký tự....có sáng tạo để biểu thị cảm xúc, suy nghĩ, ý muốn kinh nghiệm của bản thân.
+ Đọc lại những ý mình đã viết ra
 
MT80. Biết “viết” tên của bản thân theo cách của mình. ( CS 89).
 
+  Sao chép lại đúng tên của bản thân
+ Nhận ra tên của mình, tên đồ dùng cá nhân theo tranh vẽ
+ Sau khi vẽ tranh biết “ viết” tên của mình
 
MT81 . Biết “viết’’ chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới . ( CS 88).
 
+ Tô  đồ các nét chữ.
+ Sao chép một số ký hiệu. Bắt đầu từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, mắt nhìn theo nét vẽ.
 
MT82. Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt.
 
+ Nhận dạng và phát âm 29 chữ cái viết thường, viết hoa: làm quen chữ cái o,ô,ơ; a, ă, â;....
+ Phân biệt được chữ số chữ cái .
+ Trò chơi chữ cái: o,ô,ơ; a, ă, â;....
 
MT83. Tô, đồ các nét chữ, sao chép một số ký hiệu, chữ cái, tên của mình + Sao chép một số ký hiệu, chữ cái, tên của mình  
MT84. Nhận ra  ký hiệu thông thường trong cuộc sống. +Làm quen với 1 số ký hiệu thông thường trong cuộc sống: nhà vệ sinh, lối ra, nơi nguy hiểm, biển báo giao thông: đường dành cho người đi bộ….  
Lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội  
MT85.  Nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình.
- Nói được mình có điểm gì giống và khác bạn
+ Tên tuổi, giới tính của bạn thân, nói được mình giống và khác bạn về dáng vẻ bề ngoài, giới tính, sở thích và khả năng
+ Vị trí và trách nhiệm của bạn thân trong gia đình và lớp học.
+ Địa chỉ nhà, số điện thoại gia đình hoặc số điện thoại của bố, mẹ.
 
MT86. Ứng xử phù hợp với giới tính của bạn thân. + Chọn và giải thích được lí do, chọn trang phục phù hợp với thời tiết(nóng, lạnh, khi trời mưa)  
MT87. Nói được sở thích, khả năng riêng của bạn thân và bạn bè. + Kể được những việc mà mình có thể làm được không thể làm được và giải thích được lí do.  
MT88. Đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bạn thân.  
+ Nên hoặc chọn lựa các trò chơi, hoạt động mà mình thích.
 
MT89. Cố gắng hoàn thành công việc được giao( trực nhật, dọn đồ chơi...). + Hoàn thành công việc được người lớn giao như trực nhật: chia giấy vẽ, cất dọn đồ dùng, đồ chơi..  
MT90. Thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc. + Trẻ có biểu hiện một trong những dấu hiệu:
- Khi làm xong 1 sản phẩm, trẻ tỏ ra phấn khởi, ngắm nghía, nâng niu, vuốt ve.
- Khoe kể về sản phẩm của mình với người khác.
-  Cất cẩn thận sản phẩm.
 
MT91. Tự làm một số việc đơn giản hàng ngày. + Thực hiện công việc được giao(Trực nhật, xếp don đồ chơi).
+ Chủ động và đọc lập trong 1 số hoạt động
 
MT92. Mạnh dạn nói ý kiến của bạn thân. + Mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến.  
 MT93. Nhận biết được một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ qua tranh, qua nét mặt, giọng nói của người khác )                           + Nhận biết một số trạng thái cảm xúc ( vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh, âm nhạc.  
MT94.   Biết biểu lộ cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ.  + Bày tỏ tình cảm phù hợp với trạng thái cảm xúc của người khác trong các tình huống giao tiếp khác nhau.   
MT95. Biết an ủi và chia vui với người thân và bạn bè.  +Mối quan hệ giữa hành vi của trẻ và cảm xúc của người khác(an ủi người thân hay bạn bè khi họ ốm, mệt hoặc buồn rầu  bằng lời nói , hoặc cử chỉ; chúc mừng bạn, người thân nhân ngày sinh nhật ...)
- Dạy trẻ KN: Bé nói lời yêu thương.
 
MT96. Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh. + Nói khẽ, đi lại nhẹ nhàng khi người khác đang nghỉ hay bị ốm.
+ Giữ thái độ chú ý trong giờ học.
 
MT97. Biết kiểm chế cảm xúc tiêu cực khi được an ủi, giải thích. + Trấn tĩnh lại và kiềm chế những hành vi tiêu cực khi có cảm xúc thái quá(như đánh bạn, cào cấu, cắn, gào khóc...) với sự giúp đỡ của người lớn.
+ Sử dụng lời nói diễn tả cảm xúc tiêu cực của bạn thân khi giao tiếp với bạn bè và người thân để giải quyết một số xung đột trong sinh hoạt hàng ngày.
 
 MT98. Nhận ra hình ảnh  Bác Hồ, lăng Bác Hồ.
 
+ Kính yêu Bác Hồ.
+ Nghe kể chuyện, nghe hát, đọc thơ, xem tranh ảnh về Bác Hồ,  các địa điểm gắn với hoạt động của Bác Hồ
+ Nghe kể chuyện, nghe hát, đọc thơ, xem tranh ảnh về Bác Hồ:  Bài thơ “Bác Hồ của em”, buổi sáng quê nội   (Nguyễn Lãm Thắng), hoa quanh lăng Bác(Nguyễn Bao), bác thăm  nhà cháu, chuyện “Quả táo của Bác Hồ,  niềm vui bất ngờ (Theo Cuốn Bác Hồ Kính Yêu).
+ Bài hát: Như có Bác Hồ, ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh, nhớ giọng hát Bác Hồ,......  
 
 
MT99.Thể hiện tình cảm đối với Bác Hồ qua hát, đọc thơ, xem tranh ảnh cùng cô kể chuyện về Bác Hồ.
 
 
MT100. Biết một vài cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước.
 
+ Nhận biết một vài cảnh đẹp các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, lễ hội của quê hương, đất nước: Chùa Cổ Am, quãng trường HCM, quê Bác..., lễ hội Đền Cuông, lễ hội Làng Sen...  
MT101.Thực hiện được một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng + Cất đồ chơi vào nơi quy định sau khi chơi.
 - Dạy trẻ KN: Lấy cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy đinh.
+ Vâng lời ông bà, bố mẹ, anh chị, muốn đi chơi phải
+ Một số quy định giao thông
+ Trải nghiệm: Bé với ATGT
 
MT102. Dễ hòa động với bạn bè trong nhóm chơi. (CS42) + Nhanh chóng nhập cuộc vào hoạt động nhóm.
+ Được mọi người trong nhóm tiếp nhận.
+ Chơi trong nhóm bạn vui vẻ, thoải mái.
 
MT103. Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi. (CS43) + Giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi  
MT104. Thích chia sẽ cảm xúc, kinh nghiệm, đồ dùng đồ chơi, thể hiện sự quan tâm, đồng cảm đến mọi người xung quanh. + Trẻ biết quan tâm, đồng cảm, chia sẽ đến mọi người xung quanh.   
MT105. Sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn( CS45)
 
 
+ Chủ động giúp đỡ khi thấy người khác, bạn cần sự trợ giúp.
+ Sẵn sàng, nhiệt tình khi nhìn thấy bạn hoặc người khác cần sự giúp đơc hoặc khi người lớn yêu cầu.
 
MT106. Có nhóm bạn chơi thường xuyên(CS 46). 
 
+ Thích và hay chơi theo nhóm bạn.
+ Chơi đoàn kết, thân thiện, chơi thường xuyên, hợp tác để tạo thành nhóm.
 
MT107. Trẻ biết chú ý nghe khi cô, bạn nói, không ngắt lời người khác. Biết chờ đến lượt khi tham gia các hoạt động. + Tôn trọng hợp tác, chấp nhận.
+ Chú ý nghe khi cô, bạn nói, không ngắt lời người khác.
+ Biết chờ đến lượt.
 
MT108. Biết lặng nghe ý kiến, trao đổi thảo thuận, chia sẽ kinh nghiệm với bạn. + Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói và cử chỉ lễ phép, lịch sự.
 
 
MT109. Thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè . (CS50)
+ Biết tìm cách để giải quyết mâu thuẫn.
+ Chơi với bạn vui vẻ, thể hiện sự đoàn kết với bạn bè trong các hoạt động.
+ Biết tìm cách để giải quyết mâu thuẫn giữa các bạn.
 
MT110. Chấp nhận sự phân công của nhóm bạn và người lớn(CS 51).
 
+ Chấp hành và thực hiện sự phân công của người điều hành với thái độ sẵn sàng, vui vẻ.
+ Thực hiện nhiệm vụ với thái độ sẵn sàng vui vẻ.
 
MT111. Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác. + Chủ động bắt tay vào công việc cùng với bạn.
+ Phối hợp với bạn để hoàn thành công việc vui vẻ, không xảy ra mâu thuẫn.
 
MT112. Trẻ  nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác (CS53) . + Nhận biết được một số việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác (khi chơi , ngủ, trong các hoạt động....)
+ Giải thích hành vi của mình sẽ gây người khác phản ứng như thế nào.
 
MT113. Trẻ có thói quen chào hỏi,cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn .
Biết chào hỏi, tạm biệt, cảm ơn, xin lỗi bằng tiếng anh
 
+ Thực hiện các quy tắc trong sinh hoạt hàng ngày: chào hỏi, xưng hô lễ phép với người lớn.
+ Cảm ơn, xin lỗi
- Dạy trẻ kỹ năng:  Chào hỏi, thưa dạ, xin phép, xin lỗi, cảm ơn
 
MT114. Trẻ biết đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết(CS 55) . +  Đề nghị sự giúp đỡ của người cô, các bạn …
+ Trình bày để người khác giúp đỡ.
 
MT115. Nhận xét được một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối MT.
 
+ Nhận ra một số hành vi đúng hoặc sai của bản thân, của bạn  đối MT.
+ Thể hiện thái độ với những hành vi sai qua hoạt động tạo hình, âm nhạc, trò chơi.
 
MT116. Trẻ có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hằng ngày . + Bỏ rác đúng nơi qui định, cất đồ chơi đúng nới quy đinh, sắp xếp đồ chơi gọn gàng: Cùng bé phân loại rác
+ Sử dụng tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt.  
 
MT117. Chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình. (cs 59) + Gọi được tên và chấp nhận các sở thích giống nhau và khác nhau giữa mình và các bạn
+ Không chê bai bạn….
+ Nhận ra rằng mọi người có thẻ sử dụng các từ khác nhau để chỉ cùng 1 vật.
 
MT118. Quan tâm đến sự công bằng trong nhóm ban. (CS60) + Nhận ra và có ý kiến về sự không công bằng giữa các bạn( thể hiện bằng lời nói, hành động về sự công bằng trong nhóm bạn bè).
+ Có ý thức xử sự công bằng với bạn bè trong
 
MT119. Thực hiện một công việc theo cách riêng của mình. (CS118). + Không bắt chước và có những biểu hiện khác biệt trong khi thực hiện nhiệm vụ.
+ Thực hiện cùng nhiệm vụ như các bạn nhưng theo cách khác với các bạn.
+ Làm ra sản phẩm tạo hình không giống các bạn khác.
 
MT120. Thể hiện ý tưởng của bạn thân thông qua các hoạt động khác nhau. (CS 119) + Khởi xướng và đề nghị bạn tham gia vào trò chơi.
+ xây dựng các công trình từ những khối xây dựng khác nhau.
+ Có những vận động minh họa/ múa sáng tạo khác với hướng dẫn của cô.....
 
MT121. Thích chăm sóc cây, con vật quen thuộc, không bẻ cành, bứt hoa. Bỏ rác đúng nơi quy định. Tiết kiệm trong sinh hoạt. + Bảo vệ, chăm sóc con vật, cây cối:
- Trải nghiệm làm vườn
+ Giữ gìn vệ sinh môi trường:
- Cùng bé phân loại rác.
+ Nhận biết hành vi “đúng”- “sai”, “tốt”- “xấu”
+ Tắt điện, tắt quạt khi ra khỏi phòng, khóa vòi nước sau khi dùng, không để thưa.
 
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ  
MT122. Tán thưởng, tự khám phá, bắt chước âm thanh và sử dụng các từ gợi cảm  nói lên cảm xúc của mình và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật + Thể hiện thái độ, tình cảm khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc, bắt chước âm thanh và sử dụng các từ gợi cảm  nói lên cảm xúc của mình và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật.  
MT123. Thể hiện sự thích thú trước cái đẹp . + Thích thú reo lên, xuýt xoa trước cảnh đẹp thiên nhiên, cảnh đẹp trong một bức tranh.
+ Lắng nghe một cách thích thú tiếng chim kêu.
+ Nâng niu một bông hoa, 1 cây non...
 
MT 124. Chăm chú lắng nghe và hưởng ứng cảm xúc(hát theo, nhún nhảy, lắc lư, thể hiện động tác minh họa phù hợp) theo bài hát bản nhạc;  nhận ra giai điệu của bài hát, bản nhạc.
- Thích nghe, một số bài hát tiếng anh đơn giản, phù hợp với lứa tuổi
*Trường MN  - Bé vui trung thu
-  Nghe hát:  Ngày đầu tiên đi học(Nguyễn Ngọc Thiện);  Bài ca đi học (Phan Trần Bảng); Em yêu trường em (Hoàng Vân); Đi học ( Bùi Đình Thảo).
- Chủ đề bản thân
- Nghe hát: Em thêm một tuổi (Trương Quang Lục); Nắm tay thân thiết (Hàn Quốc); Ru con, Trái đất này là của chúng mình (Trương Quang Lục); Bàn tay mẹ (Bùi Đình Thảo); Bà thương em (Bùi Đình Thảo)
* Gia đình – Vui hội hội cô giáo  
- Nghe hát:  Khúc hát ru của người mẹ trẻ (Phạm Tuyên); Lời ru trên nương (Trần Hoàn); Tổ ấm gia đình; Mừng tuổi mẹ; Cho con (Trọng Lâm); Cô giáo mầm non, Cô nuôi dạy trẻ; Cô giáo về bản.
- * Nghành nghề- Ngày thành lập QĐNDVN
- Nghe hát:  Màu áo chú bộ đội (Nguyễn Văn Tý); Lời ru trên nương (Trần Hoàn);  Hạt gạo làng ta ( Trần Viết Bình); Xe chỉ luồn kim (Dân ca quan họ Bắc Ninh); Anh phi công ơi (Xuân Giao); Đi cấy (Dân ca quan họ Bắc Ninh)
* Những con vật đáng yêu
Nghe hát: Em như chim bồ câu trắng (Trần ngọc); Lý hoài Nam (dân ca Quảng Trị); Lượn tròn lượn khéo; Cái cò đi đón cơn mưa (Phạm Tuyên); Chim bay (dân ca liên khu V); Con chim vành khuyên nhỏ (Hoàng Vân); Đuổi chim (Dân ca Nam bộ); Tôm, cua, cá thi tài (Hoàng Thị Dinh);  
* Thực vật – Tết và mùa xuân- Ngày 8/3.
Nghe hát:  Mùa xuân ơi (Nguyễn Ngọc Thiện); Mùa xuân nho nhỏ; Cây trúc xinh (Dân ca Bắc Ninh); Lý chiều chiều (Dân ca ); Hoa thơm bướm lượn (dân ca); Chúc xuân; Em là bông hồng nhỏ (Trịnh Công Sơn); Bông hoa mừng cô; Ngày vui 8/3.
* Quy đinh và PTGT
Nghe hát:  Bài ca cảnh sát giao thông, Bạn ơi có biết; Anh phi công ơi (Xuân Giao); Ngồi tựa mạn thuyền (Dân ca Bắc Ninh); Gửi anh một khúc dân ca (Dân ca Nam bộ).
* Nước và hiện tượng tự nhiên
Nghe hát:   Tia nắng hạt mưa; Mùa hè chia tay; Mưa rơi( Dân ca Tây bắc); Bèo dạt mây trôi (Dân ca Bắc Ninh); Ngày mùa (Văn Cao).
*Quê hương yêu dấu- Bác Hồ của em - Trường TH
 Nghe hát: Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác (Hoàng Long- Hoàng Lân); Em đi giữa biển vàng (Bùi Đình Thảo); Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh; Em nhớ tây nguyên (Văn Tấn - Trần Quang Huy); Trái đất này là của chúng mình (Trương quang Lục); Bác Hồ người cho em tất cả (Hoàng Long- Hoàng Lân); Quê em (Nguyễn Đức Toàn).
+ Nghe đọc thơ, đồng giao ca dao, thích nghe và kể câu chuyện trong các chủ đề.
+Trẻ nghe các bài hát bằng tiếng anh thông qua băng đĩa trong các giờ đón, trả trẻ: Alphabet Song; Happy Birthday; Finger Family; JingleBells; Twinkle Twinkle Little Star; Hello song; Goodbye song; If You’rehappy;  Happy New Year; Body parts,....
 
 
MT125. Trẻ biết hát đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình  cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ; Biết vận động nhịp nhàng, phù hợp bằng các hình thức (vỗ tay theo các loại tiết tấu, múa minh hoạ)
Hát được 1số bài hát đơn giản bằng tiếng anh
 
* *Trường MN – Bé vui trung thu:  Ngày vui của bé (Hoàng Văn Yến); Em đi mẫu giáo (Dương Minh Viên); Vườn trường màu thu(Cao Minh Khanh); Những khúc nhạc hồng (Trần Xuân Mẫn); Bàn tay cô giáo (Nhạc:Phạm Tuyên -Lời:Đinh Hải);  Rước đèn dưới trăng(Phạm Tuyên; Gác Trăng (Nhạc:Hoàng Văn Yến. Lời: Nguyễn Trí Tâm); Hoa trường em (Dương Hưng Bang); Đêm trung thu (Phùng Như Thạch)
 * Bản thân:
  Cái mũi (Nhạc:Nước ngoài.Lời:Lê Đức-Thu Hiền), Càng lớn càng ngoan; Mời bạn ăn (Trần Ngọc); Khuôn mặt cười (Nhạc:Hàn Quốc);  Đường và chân (Nhạc:Hoàng Long.Lời:Xuân Tửu; Tôi bị ốm; Gà gáy vang dậy bạn ơi ( Văn Dung); Nắng sớm (Hàn Ngọc Bích); Cùng đi đều; Tay thơm tay ngoan (Bùi Đình Thảo);
 * Gia đình – Vui hội cô giáo  
  Múa cho mẹ xem (Xuân Giao); Ông cháu(Phong Nhã); Bé chăm quét nhà (Hà Đức Hậu); Cả nhà đều yêu (Bùi Anh Tôn); Bà còng (Phạm Tuyên); Nhà của tôi (Chu Hiền); Cô giáo miền xuôi (Mộng Lân); cô giáo.
- Biểu diễn :
 * Nghành nghề- Ngày thành lập QĐNDVN
    Cháu yêu cô chú công nhân (Hoàng Văn Yến); Lớn lên cháu lái máy cày (Kim Hữu); Bác đưa thư vui tính (Hoàng Lân); Cháu yêu cô thợ dệt (Thu Hiền); Cháu thương chú bộ đội ( Hoàng Văn Yến); Chú bộ đội đi xa;
* Những con vật đáng yêu
  Chú mèo con (Nguyễn Đức Toàn); Cá vàng bơi (Hà Hải); Chú voi con (Phạm Tuyên); Vật nuôi (Nhạc:Anh.Dịch:Đào Ngọc Dung); Con chuồn chuồn (Vũ Đình Lê); Chim chích bông (Nhạc:Văn Dung - Lời Nguyễn Viết Bình; Những khúc nhạc hồng (Trần Xuân Mân); Đố bạn (Hồng Ngọc); Voi làm xiếc; Chú voi con ở bản Đôn (Phạm Tuyên);  
    * Thực vật – Tết và mùa xuân- Ngày vui 8-3.
 Quả(Xanh xanh);  Bầu và bí (Nhạc: Phạm Tuyên. Lời: Dân ca cổ);  Hoa trường em (Dương Hưng Bang);  Màu hoa (Hồng Đăng); Mùa xuân (Hoàng Văn Yến);  Em yêu cây xanh (Hoàng Văn Yến); Em thêm một tuổi (Trương Quang Lục); Lá xanh (Thái Cơ); Mùa xuân đến rồi (Phạm Thị Sửu); (Hoàng văn Yến); Sắp đến tết rồi(Hoàng Vân ); Cùng múa hát mừng xuân(Hoàng Hà).  Ngày vui 8-3, bông hoa mừng cô.
* Quy đinh và PTGT
  Em đi chơi thuyền (Trần Kiết Tường); Đèn đỏ đèn xanh (Nhạc:lương Vĩnh.Thơ: Thế hội); Em đi qua ngã tư đường phố (Hoàng Văn Yến; Đường em đi (Ngô Quốc Tính); Lái máy bay (Xuân Giao); Đi đường em nhớ (Nguyễn Thị Thanh).
 * Nước và hiện tượng tự nhiên:
-  Mùa hè đến (Nguyễn Thị Nhung); Cho tôi đi làm mưa với (Hoàng Hà);  Ánh trăng hòa bình ( Nhạc: Hồ Bắc. Lời Mộng Lân); Cháu vẽ ông mặt trời (Tân Huyền); Nắng sớm (Hàn Ngọc Bích); Trời nắng trời mưa (Đặng Nhất Mai).
  * Quê hương yêu dấu- Bác Hồ của em - Trường TH  Tạm biệt búp bê (Hoàng Thông)Nhớ giọng hát Bác Hồ (Nhạc Thanh Phúc.Lời:Tạ Hữu Yên); Nhớ ơn Bác(Phan huỳnh Điểu; Em mơ gặp Bác Hồ (Xuân Giao); Yêu Hà Nội (Bảo Trọng); Dâng hoa lên ông và Bác (Phạm Thị Sửu); Múa với bạn tây nguyên (Phạm Tuyên); Cháu vẫn nhớ trường mầm non (Hoàng Lân).
-  Happy Birthday; Finger Family; JingleBells; Twinkle Twinkle Little Star; Hello song; Goodbye song; If You’rehappy;  Happy New Year; Body parts,....
 
 
 
   
MT126. Tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động, hát theo các bản nhạc, bài hát yêu thích. Gõ đệm bằng dụng cụ theo tiết tấu tự chọn. + Tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động, hát theo các bản nhạc, bài hát yêu thích.
+ Gõ đệm bằng dụng cụ theo tiết tấu tự chọn.
 
 
MT127. Đặt tên mới cho đồ vật, câu chuyện, đặt lời mới cho bài hát.
 
+ Thay một từ hoặc một cụm từ của một bài hát (VD: Bài hát “mẹ ơi mẹ con yêu mẹ lắm” thay cho “ Bà ơi bà cháu yêu bà lắm”  
MT128. Biết phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm. - Trang trí bưu thiếp ngày tết.
- Trang trí rèm cửa lớp học.
- Trang trí khăn quàng cổ;
- Tạo hình rau, củ , quả;
- Làm các con vật từ lá cây.
- Tạo hoa từ dấu vân tay.
- Làm đèn giao thông
- Làm bưu thiếp.
 - Làm búp bê bằng rơm.
- Làm thiệp chúc mừng cô giáo.
- Làm quà tặng cô giáo.
- Làm tranh gia đình của bé.
- Gấp quạt giấy.
- Làm đồ dùng, dụng cụ của chú bộ đội.
- Làm thiệp chúc mừng ngày 8/3.
- Gấp  máy bay.
- Gấp thuyền.
- Làm phao bơi.
- Làm chong chóng từ lá dừa
- Trang trí khung ảnh Bác Hồ;
 
MT129. Trẻ biết nói lên ý tưởng, tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích và đặt tên cho sản phẩm tạo hình + Nói lên ý tưởng tạo hình của mình.
+ Đặt tên cho sản phẩm tạo hình của mình.
 
 
MT 130. Phối hợp các kĩ năng vẽ, Tô màu kín, không chườm ra ngoài đường viền các hình vẽ để  tạo thành bức tranh có màu sắc hài hoà, bố cục cân đối. Vẽ và tô màu đồ chơi trong trường MN
- Vẽ  và tô màu cô giáo.
- Vẽ  và tô màu chân dung bé.
- Vẽ chân dung người thân trong gia đình.
- Vẽ cái nồi/xoong.
- Vẽ đồ dùng dụng cụ nghề nông.
-Vẽ trang trí cái cốc.
- Vẽ tranh chú bộ đội bảo vệ biển đảo.
- Vẽ con gà trống.
- Vẽ tàu thuyền trên biển.
- Vẽ cảnh biển.
-Vẽ trang phục theo mùa theo ý thích.
- Vẽ cảnh quê hương em.
-Vẽ vườn hoa lăng Bác.
- Vẽ đồ dùng học sinh lớp 1.
Vẽ, tô màu trường tiểu học
 
MT131.  Phối hợp các kỹ năng: Cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản,  cắt  xé, dán để tạo thành bức tranh có    bố cục cân đối.   . - Xé dán vườn cây ăn quả.
- Xé dán đàn cá bơi.
- Xé dán cột đèn hiệu giao thông.
- Xé dán mây
- Cắt dán áo bạn trai, bạn gái;
- Cắt dán ngôi nhà từ các hình hình học;                        - Cắt dán hình ảnh một số nghề;
- Cắt dán động vật sống trong rừng;
- Cắt dán ô tô.
 
MT132.  Phối hợp các kỹ năng nặn để tạo ra sản phẩm.  - Nặn đồ dùng trong gia đình.
- Nặn mâm ngủ quả
- Nặn các con vật
- Nặn dụng cụ, sản phẩm của các nghề.
-  Nặn quà tặng bà, tặng mẹ...
- Nặn cái bát.
- Nặn cái ấm
- Nặn cái lọ.
- Nặn thú rừng   
- Nặn cái ô.
- Nặn cái phao bơi.
 
MT133. Phối hợp các kỹ năng xếp hình tạo thành các sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc hài hòa, bố cục cân đối. + Xếp các hình tạo thành các sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc hài hòa, bố cục cân đối..  
MT134. Thể hiện được một số điều hiểu biết về đối tượng qua các hoạt động chơi, âm nhạc và tạo hình. + Thể hiện tình cảm trong các bài hát, sản phẩm tạo hình.  
 MT135. Biết nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng, bố cục.  +Nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng, bố cục.  
MT 136 Tin học: Sử dụng được một số thiết bị công nghệ an toàn, đúng cách và thực hiện đúng một số thao tác với thiết bị công nghệ quen thuộc dưới sự hướng dẫn của người lớn: bật/tắt (đúng nhu cầu), sử dụng điều khiển/chuột máy tính… + Di chuột chơi các trò chơi trên máy  
MT 137 Ngoại ngữ: Tự tin trong giao tiếp chào hỏi, tạm biệt bằng tiếng Anh. - Nhận diện, nhận biết được một số từ chỉ: người thân trong gia đình, cô giáo, đồ vật, sự vật hiện tượng đơn giản gần gũi với trẻ; đếm từ 1-10 bằng tiếng Anh; biết hát một số bài hát tiếng Anh đơn giản gần gũi với trẻ  
MT 138.  Múa: Trẻ năm được các động tác múa cơ bản, các thế tay chân. Trẻ cơ bản thực hiện được 2 - 3 bài múa.
 
Trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, tự tin thể hiện được các bài múa thừ các động tác, các thế cơ bản.  
       
             
 
 
                 
 
 
 
 
 
 
 

Nguồn tin: mamnondientan.dienchau.edu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn cần  
/
 để chia sẽ thông tin,ý kiến ...
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay234
  • Tháng hiện tại2,735
  • Tổng lượt truy cập718,393
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây